hị trường phân bón xác lập mặt bằng giá mới

Giá phân bón nhập khẩu giảm
Ông Nguyễn Hạc Thúy - Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam - cho biết:
Trước đây, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước luôn phải “chiến đấu” với phân ure và DAP giá rẻ từ Trung Quốc.
Thông thường, giá ure Trung Quốc sẽ thấp hơn ure trong nước khoảng 500 đồng/kg. Cá biệt, có thời điểm chênh lệch giá lên tới gần 1.000 đồng/kg.
Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, sản phẩm khó cạnh tranh về giá với hàng nhập ngoại.
Sau khi đồng nhân dân tệ bị phá giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới biên độ tỷ giá ngoại tệ, theo ghi nhận mới nhất của phóng viên ngày 10/9/2015 tại chợ bán buôn Trần Xuân Soạn (TP. Hồ Chí Minh): Giá các mặt hàng phân bón ổn định. Phân ure Phú Mỹ, ure Cà Mau, ure Ninh Bình lần lượt ở mức: 7.900 - 8.200 đồng/kg, 7.900 - 8.000 đồng/kg, 7.800 - 7.900 đồng/kg.
Giá ure Trung Quốc cũng ở mức 7.800 đồng/kg (giá bán buôn). Nhìn vào mặt bằng chung có thể thấy, giá các loại ure trong nước và ure nhập khẩu hầu như không có sự chênh lệch.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng phân bón nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt 2,81 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 882 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và 11,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng đối với mặt hàng phân ure, khối lượng nhập khẩu đạt 215.000 tấn, trị giá 68 triệu USD, tăng 81% về khối lượng và 87,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn cung ổn định
Thời gian qua, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, do có sự chủ động trong sản xuất và tích trữ nên không xảy ra tình trạng khan hàng; giá các loại phân bón ổn định.
Đánh giá thị trường phân bón từ nay đến cuối năm, ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình - cho rằng: Thị trường phân bón sẽ ổn định, nguồn cung dồi dào bởi các nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định qua thời gian bảo trì.
Thêm nữa, cả nước cũng chỉ còn một vụ đông xuân nên nhu cầu phân bón không nhiều. Ngoài ra, việc các nhà máy đi vào hoạt động ổn định cũng sẽ hạn chế được tình trạng phân bón nhập khẩu nhiều như thời gian qua.
Với diễn biến của thị trường phân bón hiện nay, doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đang có lợi thế, nhất là các nhà máy sản xuất ure và DAP.
Có thể bạn quan tâm

Thông qua Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số (Chương trình 135), thời gian qua nhiều hộ nghèo của huyện Định Hóa đã có thêm điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo...

Khảo sát tại chợ đầu mối Long Biên, điểm trung chuyển và buôn bán hoa quả sầm uất nhất Hà Nội, quy mô quầy bán hoa quả Trung Quốc teo tóp dần và có phần lép vế hơn so với các quầy hàng ngồn ngộn hoa quả Việt Nam nhập về từ các tỉnh phía nam như: xoài, bưởi, thanh long, quýt ngọt…

Theo ông Thắng, 18.000 gốc cát tường trong vườn bị trộm ước khoảng 1 tấn hoa; với giá hoa ổn định từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, thiệt hại gần 70 triệu đồng. Bà Trần Thị Linh Tiên (vợ ông Thắng) cho biết kẻ trộm đã nhổ cả gốc và còn phá luôn giàn lưới nâng hoa, giẫm đạp cả những luống hoa còn non.

Những nông dân này được Công ty TNHH TM DV-SX-XNK Bảo Ngọc Bình Phước thuê sang Lào trồng lúa sạch từ tháng 6.2014. Ông Nguyễn Văn Trọng (Mười Trọng), Chủ nhiệm Tổ dịch vụ sản xuất nông nghiệp trọn gói ấp 9, cho biết: "Đây là chương trình hợp tác giữa ngành nông nghiệp VN và Lào.

Nguy cơ đất trồng bị thoái hóa và ô nhiễm môi trường tăng cao; sản lượng lúa tăng nhưng không cải thiện được thu nhập của nông dân… đây là hệ quả của việc sản xuất lúa gạo mới chỉ chú trọng đến xuất khẩu, còn lợi ích của người sản xuất chưa được đặt làm trọng tâm.