Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân Hướng Hóa lao đao vì cà phê chín sớm

Nông dân Hướng Hóa lao đao vì cà phê chín sớm
Ngày đăng: 23/09/2015

Đặc biệt, cây cà phê năm nay chín sớm hơn so với mọi năm, khiến người nông dân cũng như doanh nghiệp thu mua cà phê trên địa bàn thiếu chủ động trong thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.

Cây cà phê góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình ở huyện miền núi huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phải thu hoạch sớm do biến đổi khí hậu.

Những ngày này, nhiều hộ gia đình ở huyện Hướng Hóa đã bước vào vụ thu hoạch cà phê, trong khi mọi năm phải gần một tháng nữa mới đến kỳ hái quả. Cà phê chín sớm buộc người dân phải tiến hành thu hoạch mặc dù giá đang giảm mạnh, doanh nghiệp không mặn mà thu mua.

Vườn cà phê của ông Hồ Văn Thoang, ở thôn Của, xã Hướng Tân (Hướng Hóa) có 4.000 gốc cà phê. Ông Thoang đã bỏ ra hơn 40 triệu đồng đầu tư chăm sóc cũng như thuê nhân công thu hoạch. Thế nhưng tại thời điểm này, giá bán ra chỉ được 20 triệu đồng. Tính sơ bộ, gia đình ông Thoang lỗ hơn 20 triệu đồng.

Vào thời điểm này mọi năm, ông Võ Chiến Thắng, người đang canh tác hai ha cà phê ở thôn Tân Linh, xã Hướng Tân chuẩn bị lượng phân bón để bón đợt cuối cho vườn cà phê của mình trước lúc thu hoạch nhằm tăng lượng dinh dưỡng, giúp cây chắc hạt… thì gần một tuần qua ông phải huy động nhân công để thu hoạch một phần diện tích cây cà phê bắt đầu chín rộ của gia đình.

Ông Thắng nói: “Vụ cà phê này chín sớm hơn mọi năm, đảo lộn thời gian thu hoạch của tôi, trong khi giá cả đầu vụ chỉ xấp xỉ 3.000 đồng/kg quả tươi. Với tiền thuê nhân công hái quả gần 2.000 đồng/kg, chưa kể chi phí đầu tư phân bón, công chăm sóc thì với mức giá như vậy gia đình tôi chịu lỗ nặng.

Mặc dù thế cũng không thể bỏ vườn cây được nên tôi phải thu hoạch hy vọng vớt vát được chút ông sức và vốn đầu tư bỏ ra”.

Ông Thắng cho biết thêm, dù giá thấp nhưng thu hoạch rồi muốn bán cũng khó khăn, bởi các nhà máy chế biến cà phê trên địa bàn vẫn chưa mở cửa để thu mua. Hiện nhiều nông dân có vườn cây chín sớm như gia đình ông chủ yếu thu hái rồi bán cho các tư thương nhỏ lẻ. Họ thu mua cà phê về rồi phơi khô dự trữ đợi giá lên cao hơn sẽ bán. Dù rất muốn dự trữ đợi giá cao nhưng theo ông Thắng do nguồn tài chính gia đình hạn hẹp nên phải chấp nhận bán sớm.

Ông Nguyễn Mỹ, một nông dân trồng cà phê ở thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp thì than vãn: “Gia đình tôi có 1,5 ha cà phê, được trồng cách đây gần 20 năm. Một vài niên vụ gần đây giá cà phê xuống thấp, có thu hoạch cũng không bù đủ chi phí đầu tư, gia đình tôi cũng đang tính chuyển đổi sang cây trồng khác có hiệu quả hơn nhưng hiện vẫn chưa tìm được loại cây trồng khác phù hợp với vùng đất để thay thế”.

Không chỉ ông Mỹ và ông Thắng có suy nghĩ như thế, thời gian gần đây hầu hết người trồng cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa đều có những tính toán trong việc có tiếp tục phát triển cây cà phê hay không...

Theo các doanh nghiệp thu mua cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa cho biết, cà-phê năm nay được mùa hơn so với mọi năm, nhưng do đầu vụ ra hoa bị hạn hán; bà con nông dân không bỏ công chăm sóc nên chất lượng hạt rất kém. Tình trạng hạt lép, hạt không nhân chiếm tỷ lệ cao. Trái cà phê không đạt theo yêu cầu làm cho doanh nghiệp dẫu có muốn thu mua cũng khó, bỡi một lẽ: Thu mua rồi không biết bán cho ai…

Ông Hồ Cài, chủ cơ sở chế biến cà phê Hồ Cài, ở xã Hướng Tân cho biết, mặc dù năm nay cà phê khá được mùa song chất lượng quả rất kém, nên dù doanh nghiệp rất muốn mở cửa thu mua cà phê cho nông dân nhưng hiện với chất lượng quả như hiện nay thì không thể xuất khẩu ra nước ngoài được.

“Doanh nghiệp thì không thu mua do chất lượng quả không đạt yêu cầu, cà phê chín sớm buộc người dân phải thu hái nên giá cà phê xuống thấp là điều không thể tránh khỏi”, một cán bộ khuyến nông ở huyện Hướng Hóa cho biết.

Năm 2015, toàn huyện Hướng Hóa có gần 5.000 ha cây cà phê, trong đó diện tích trồng mới là 171 ha, diện tích tái canh 122 ha. Với người nông dân Hướng Hóa, nhiều năm trở lại đây họ đã quá nãn lòng với tình trạng “Được mùa, mất giá, được giá, mất mùa”. Vốn liếng của người nông dân đã cạn kiệt, vay vốn ngân hàng trả lãi không nổi.

Điều này đặt ra cho chính quyền địa phương nơi đây không ít khó khăn về việc tiếp tục phát triển cây cà phê là cây mũi nhọn ở vùng núi cao này. Dù vậy, không ít người trồng cà phê vẫn tiếp tục chăm sóc vườn cà phê của mình với một niềm hy vọng là giá cà phê sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới bởi đây là nguồn thu nhập chính của cả gia đình họ.

Cà phê chín sớm, giá cả thấp, doanh nghiệp không thu mua. Vấn đề này đã làm người nông dân huyện miền núi Hướng Hóa không còn mặn mà đối với cây cà phê.

Tuy nhiên, do không dễ thay thế loại cây trồng khác, người trồng cà phê ở huyện miền núi Hướng Hóa chỉ biết nhìn vườn cây đã thấm bao mồ hôi, công sức, tiền của đổ vào đây đang chết dần, chết mòn.

Từ đây đến thời điểm chính vụ cà phê vẫn còn gần một tháng nữa, để giảm thiểu thiệt hại do tình trạng cà phê chín sớm và chất lượng quả kém, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị khuyến cáo người dân cần tiếp tục chăm sóc diện tích còn lại, tăng cường bón phân những diện tích quả còn nhỏ để đảm bảo chất lượng quả đạt yêu cầu.

Về phía các doanh nghiệp cần sớm mở cửa nhà máy để thu mua cà phê cho nông dân, giảm thiểu những thiệt hại cho họ.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Cây Vải Làm Giàu Từ Cây Vải

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.

14/06/2013
Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên) Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên)

Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Khoái Châu (Hưng Yên) được bắt đầu phát triển từ năm 2003 với sự hỗ trợ theo chương trình đề án chăn nuôi bò sữa của tỉnh, triển khai tại các xã vùng màu, vùng bãi, vùng bối. Tuy nhiên, sau một thời gian đàn bò sữa trên địa bàn huyện bị giảm do một số con bị ốm không chữa được, do đẻ khó, một số con sau khi nuôi bị vô sinh, sữa kém nên phải loại thải. Thị trường tiêu thụ sữa gặp khó khăn, giá sữa xuống thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi bò sữa được lãi thấp, thậm chí bị thua lỗ nên một số hộ đã bán bò để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Cùng thời điểm, giá bò lai sind giá lên cao, lãi nhiều, chăn nuôi lại đơn giản hơn bò sữa, nhiều hộ giảm bò sữa chuyển sang chăn nuôi bò lai sind, lấy giống cho bò sữa bằng bò lai sind. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thú y còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và thụ tinh nhân tạo; giá đầu vào như thức ăn tinh, công lao động, thuốc thú y... tăng cao trong khi giá sữa lại thấp và kéo dài, làm cho chăn nuôi

02/02/2013
Giá Cá Tra Giống Giảm Mạnh Giá Cá Tra Giống Giảm Mạnh

Theo Chi cục Thủy sản Cần Thơ, từ giữa tháng 3/2013, giá cá tra nguyên liệu trên địa bàn thành phố ở mức 19.500 - 21.000 đồng/kg, đến đầu tháng 4, giá cá nhích lên 500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất dao động từ 23.000 - 24.000 đồng/kg. Ở thời điểm giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ thì giá cá tra giống lại giảm 3.000 đồng/kg so với tháng trước.

15/06/2013
Gà Nội Có Cơ Hội Gà Nội Có Cơ Hội "Lên Ngôi"

Không chịu sức ép từ gà thải loại nhập lậu, trong khi khu cầu thực dịp tết tăng mạnh nên gà chăn nuôi trong nước được giá. Người tiêu cũng tin tưởng hơn vì gà chất lượng bảo đảm dịp Tết còn người chăn nuôi phấn khởi vì có thêm thu nhập.

09/02/2013
Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Thời gian gần đây, trang trại Út Thúy (xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) luôn tấp nập các đoàn khách đến tham quan, học tập.

15/06/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.