Thanh Hóa Kiểm Soát Và Xử Lý Vi Phạm Về Khai Thác Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Thanh Hóa vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát Đường thủy thuộc Công an tỉnh thực hiện đợt tuần tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thuỷ sản vùng ven biển Thanh Hóa.
Trong quá trình tuần tra, kiểm soát, Đoàn công tác đã kiểm tra 37 phương tiện, trong đó nhắc nhở cảnh cáo 22 phương tiện và bắt 15 tàu cá vi phạm, các tàu cá này đều làm nghề lưới kéo đang khai thác tại vùng biển ven bờ từ thị xã Sầm Sơn đến huyện Tĩnh Gia.
Được biết, tại điều 5, khoản 2, điểm a và điểm b, Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển quy định: Tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên khai thác thủy sản tại vùng khơi và vùng biển cả, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng;
Tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 CV đến dưới 90 CV khai thác hải sản tại vùng lộng và vùng khơi, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng biển cả.
Có thể bạn quan tâm

Anh Trần Bá Thuận ở xóm Vệ Nông, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) tâm sự: "Trước đây trên diện tích gần 2 ha, vợ chồng tôi chủ yếu trồng sắn, bạch đàn nhưng không hiệu quả. Hưởng ứng phong trào phá bỏ vườn tạp, phát triển kinh tế vườn đồi, đến năm 2009, chúng tôi đã tìm hiểu và quyết định trồng hơn 100 cây mít Thái Lan".

Tính đến ngày 22-7-2014, doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã ký được hợp đồng xuất khẩu 5,54 triệu tấn gạo, trong đó Trung Quốc, Philippines là hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của VFA.

Trong đó, phương tiện PY-90226 TS và PY-90109 TS hành nghề lưới chuồn; 2 phương tiện còn lại hành nghề lưới rút và câu đèn. Hiện hầu hết tàu cá của ngư dân phường Phú Đông và phường 6 (TP Tuy Hòa) đang neo đậu tại bến, hoặc đang sửa chữa, chưa có kế hoạch ra khơi.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban quản lý cảng cá Hòn Rớ cho biết: “5 ngày qua, bình quân mỗi ngày có từ 20 - 30 tàu câu cá ngừ đại dương của Khánh Hòa, Bình Định cập cảng. Ngư dân đánh bắt được nhiều, giá cả lại nhích lên từng ngày, nên cả chủ tàu và thuyền viên đều có thu nhập khá”.

Là xã thuần nông, cứ hết mùa vụ thì người lao động ở Tây Vinh (huyện Tây Sơn) tỏa đi làm thuê tứ xứ để kiếm thêm thu nhập. Những năm gần đây, xã đã tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, tạo công ăn việc làm tại chỗ, giảm dần tình trạng người lao động phải tìm việc làm thêm ở xa nhà.