Thành Giám Đốc Từ 50 Con Gà
Không chỉ người dân Hải Phòng mà người nuôi gà ở 3 miền Bắc, Trung, Nam đều biết tiếng tăm của Công ty CP Giống gia cầm Lượng Huệ. Để có thành công đó, vợ chồng anh Lượng đã trải qua bao gian nan với những sự cố thót tim...
Với vẻ chân chất đậm chất ND, Giám đốc Công ty CP Giống gia cầm Lượng Huệ - Phạm Văn Lượng (thôn Hoàng Lâu, xã Hồng Phong, huyện An Dương, TP.Hải Phòng chia sẻ với chúng tôi: “Năm 1990, tôi rời quân ngũ về quê hương xã Hồng Phong. Bà con nơi đây vốn gắn bó với củ khoai, cây lúa, nên cuộc sống rất khó khăn. Tôi muốn thay đổi diện mạo vùng quê nghèo”.
Khởi nghiệp từ 50 con gà
Nghĩ là làm. Anh không quản ngại đường sá xa xôi, đi một số tỉnh để học hỏi các mô hình hay. Sau một thời gian tìm hiểu, anh đã chọn hướng chăn nuôi. Anh mua thử 50 gà giống về nuôi. Sau hơn 1 năm, số lượng đàn gà của anh tăng gấp 10 lần.
Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là thị trường tiêu thụ. Vợ chồng anh phải chở gà vào trung tâm thành phố bán. Do người tiêu dùng chưa quen với giống gà công nghiệp nên vợ chồng anh phải bán rẻ hơn 1/3, thậm chí bằng một nửa giá gà ta.
Khi đã có thị trường, anh cải tiến thức ăn để chất lượng thịt gà không thua kém gà ta. Đến nay, sản phẩm từ trứng, gà thịt của trang trại anh đã có mặt ở các nhà hàng, khách sạn, các hệ thống siêu thị lớn như BigC, Intimex… trên địa bàn. Còn gà giống 1-7 ngày tuổi không chỉ cung cấp cho các tỉnh trong cả nước mà còn xuất sang nước bạn Campuchia.
Lượng gà nhiều, anh xây nhà máy sản xuất thức ăn cung cấp cho gà. Anh bảo, việc có nguồn thức ăn tại chỗ vừa tiết kiệm chi phí, vừa kiểm soát được độc tố có trong nguyên liệu và giải quyết thêm nguồn lao động cho địa phương.
Giám đốc của nông dân
Sự nghiệp làm giàu của anh Lượng cũng trải qua nhiều phen sóng gió. Như năm 1995, giá sản phẩm bán ra dưới giá thành sản xuất, nhiều đơn vị phải bỏ cuộc. Để duy trì được đàn gà, anh phải vay mượn anh em, bạn bè, thậm chí phải bán cả nhà để có tiền mua thức ăn cho gà. Sau 4 tháng, giá gà tăng, trang trại lại bắt đầu có lãi.
Nhưng không may cho anh, đầu năm 1996, anh vừa nhập 2.000 gà giống siêu thịt từ Pháp về, một công nhân do sơ suất đã làm cháy phân xưởng, thiêu rụi luôn cả số gà giống trên. Thiệt hại tới hàng trăm triệu đồng.
Ổn định sản xuất được vài năm, đại dịch cúm gia cầm cũng khiến anh phải thót tim. Anh Lượng cho biết: Năm 2005, xã anh bùng phát dịch cúm gia cầm và trang trại của anh cũng nằm trong phạm vi phải tiêu hủy. Lúc ấy, trại có khoảng 2 vạn gà đẻ trứng, trị giá gần chục tỷ đồng mà vẫn khỏe, đẻ bình thường nên cán bộ thú y đã đề xuất với địa phương không tiêu hủy gà mà phối hợp với cơ sở áp dụng triệt để các biện pháp phòng dịch xung quanh khu vực trại. Sau hơn 1 tháng Hải Phòng công bố hết dịch, đàn gà của anh được phép bán ra thị trường.
Không chỉ tạo việc làm cho lao động địa phương, anh Lượng còn liên kết với ND một số địa bàn lân cận như huyện An Lão, Kiến Thụy, Thủy Nguyên... nuôi gà. Tại các trại liên kết này, anh hỗ trợ về giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho hàng chục hộ. Từ năm 2008 đến nay, anh giúp khoảng 300 hộ xây dựng mô hình nuôi gà. Trong số này, nhiều hộ đã trở nên giàu có.
Bà con có nhu cầu tìm hiểu thêm về mô hình nuôi gà liên hệ với anh Lượng theo số điện thoại: 0913.570223.
Công ty của anh Lượng tạo việc làm cho khoảng 100 lao động và 30 lao động thời vụ với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng, có lao động thu tới 6-7 triệu đồng/tháng.
Có thể bạn quan tâm
Tại Đà Lạt, hồng trái giòn hiện đang được bán với cái giá khiến người mua cũng phải giật mình: 3.000 - 5.000 đồng/kg.
“Một nước lớn như Trung Quốc cũng có chưa đến 100 loại phân bón, vậy mà ở nước ta có những 5.000 loại với trên 1.000 cơ sở sản xuất phân bón. Như thế thì hai Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT làm sao có thể quản lý nổi?”.
Chương trình Bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư Hội NDVN) chỉ đạo lần đầu tiên được tổ chức năm 2013 nhân kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Hội NDVN.
“Từ bé tới giờ, đây là lần đầu tiên tôi được tận mắt thấy nhiều ảnh tư liệu, hiện vật trưng bày liên quan nhiều đến nông dân, Hội NDVN đến như vậy. Tôi cảm thấy tự hào là nông dân Việt Nam, hãnh diện được là hội viên Hội Nông dân Việt Nam…”.
Đã gần 2 tháng kể từ ngày bàn giao, thế nhưng tàu cá vỏ thép đóng theo Nghị định 67 về hỗ trợ vốn cho ngư dân đóng tàu vỏ thép của Chính phủ, vẫn nằm bờ vì chờ ngư lưới cụ đồng bộ theo tàu. Trong khi đó, ngư dân đang mòn mỏi đếm từng ngày để được vươn khơi đánh bắt.