Thành Công Từ Nuôi Gà An Toàn Sinh Học
Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh ở huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Đặc biệt, mô hình nuôi gà an toàn sinh học đã chứng minh được hiệu quả bền vững khi vừa cho lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Trước đây, nông dân Hạ Hoà chủ yếu chăn nuôi quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, manh mún. Chính vì vậy, thu nhập từ nghề chăn nuôi không cao, thường xuyên phải đối mặt với dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
Khắc phục hạn chế trên, Trạm Khuyến nông huyện Hạ Hòa đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ triển khai mô hình nuôi gà Ri lai, xử lý chất thải bằng men vi sinh quy mô 1.500 con tại 3 hộ thuộc xã Hương Xạ.
Trước khi tổ chức thực hiện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn cách triển khai mô hình đến từng hộ dân, UBND xã Hương Xạ cũng tiến hành khảo sát, lựa chọn các hộ có đủ điều kiện cơ sở vật chất, vốn để tham gia mô hình. Về phía các hộ nông dân, phải có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng tiếp thu và tuân thủ các quy trình kỹ thuật; thực hiện đúng những điều đã cam kết như: đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ, thức ăn, nước uống, đảm bảo công tác vệ sinh thú y, đặc biệt là quy trình phòng bệnh đúng kỹ thuật... Nhờ đó, tỷ lệ gà sống trong giai đoạn úm ở các hộ khá cao, đạt 97%.
Ở giai đoạn úm, các hộ đều dùng cám viên cho ăn thẳng; giai đoạn sau dùng cám đậm đặc phối trộn với cám ngô, cám gạo. Ngoài việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin, các hộ còn phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và sử dụng kháng sinh cho gà uống khi thời tiết thay đổi, nhờ đó tỷ lệ gà sống đến thời điểm hiện tại đạt 96%.
Qua mô hình “Chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học có xử lý chất thải bằng men vi sinh” thấy, giống gà Ri lai có sức đề kháng cao, dễ thích nghi, khả năng tăng trọng nhanh, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của Hạ Hòa. Men vi sinh có tác dụng xử lý tốt chất thải trong chăn nuôi, giúp chuồng nuôi không có mùi hôi thối, giảm tối đa tỷ lệ gà mắc bệnh, nhất là bệnh đường ruột; riêng bệnh hô hấp không xảy ra.
Tỷ lệ gà sống đến khi xuất chuồng (4 tháng tuổi) đạt 96% (1.440 con), trọng lượng trung bình 2kg/con, trừ chi phí, mỗi con gà lãi 57.395 đồng.
Ông Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng Thông tin - Tuyên truyền, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ, cho biết: “Mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học có xử lý chất thải bằng men vi sinh đối với gà Ri lai ở huyện Hạ Hòa đã làm giảm nguy cơ mắc bệnh và lây lan dịch bệnh. Hiện nay, không chỉ ở Hạ Hòa mà ở nhiều huyện khác, mô hình này cũng được thực hiện khá thành công. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh nhân rộng mô hình”.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người dân Tây Nguyên đua nhau trồng giống “tiêu lạ” với gốc ghép có nguồn gốc ngoại lai là cây trầu amazon. Trong khi đó, năng suất, chất lượng và khả năng chống sâu bệnh của gốc ghép này chưa được cơ quan chức năng kiểm định.
Ngày 2.6, Hội nông dân (ND) tỉnh Hưng Yên đã tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” (CLB ND SXKD). Nhiều người kỳ vọng CLB sẽ là ngôi nhà chung, sân chơi bổ ích của những nhà nông thành đạt.
Hệ thống tưới nước theo công nghệ Israel đã được áp dụng thành công ở nhiều được phương. Đặc biệt hệ thống này có thể áp dụng với nhiều loại cây như: Cà phê, tiêu, bưởi da xanh, ca cao, thanh long, các loại hoa như hoa ly, cát tường... Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đưa hệ thống tưới vào canh tác cây cọ dầu, cây cao su, bắp, mía đường... tại Lào và Campuchia với kết quả tăng năng suất, chất lượng cây trồng rất tốt.
Mục tiêu là phấn đấu đến năm 2020, GTGT các ngành hàng nông lâm thủy sản tăng bình quân 20% so với hiện nay. Cụ thể, đối với một số ngành hàng chủ lực như gạo tăng 20%, cà phê tăng 13%, chè tăng 30%, thủy sản tăng 20%... Tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản giảm 50% so với hiện nay.
Ông Hoàng Văn Giao - Xóm Bắc Phúc Hòa xã Hưng Tây là một trong những CCB tiêu biểu của huyện Hưng Nguyên trong phong trào phát triển kinh tế trang trại. Nhờ biết khai thác đúng hướng tiềm năng, thế mạnh địa phương đã giúp ông vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ 2 bàn tay trắng.