Thành Công Từ Nuôi Gà An Toàn Sinh Học
Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh ở huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Đặc biệt, mô hình nuôi gà an toàn sinh học đã chứng minh được hiệu quả bền vững khi vừa cho lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Trước đây, nông dân Hạ Hoà chủ yếu chăn nuôi quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, manh mún. Chính vì vậy, thu nhập từ nghề chăn nuôi không cao, thường xuyên phải đối mặt với dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
Khắc phục hạn chế trên, Trạm Khuyến nông huyện Hạ Hòa đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ triển khai mô hình nuôi gà Ri lai, xử lý chất thải bằng men vi sinh quy mô 1.500 con tại 3 hộ thuộc xã Hương Xạ.
Trước khi tổ chức thực hiện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn cách triển khai mô hình đến từng hộ dân, UBND xã Hương Xạ cũng tiến hành khảo sát, lựa chọn các hộ có đủ điều kiện cơ sở vật chất, vốn để tham gia mô hình. Về phía các hộ nông dân, phải có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng tiếp thu và tuân thủ các quy trình kỹ thuật; thực hiện đúng những điều đã cam kết như: đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ, thức ăn, nước uống, đảm bảo công tác vệ sinh thú y, đặc biệt là quy trình phòng bệnh đúng kỹ thuật... Nhờ đó, tỷ lệ gà sống trong giai đoạn úm ở các hộ khá cao, đạt 97%.
Ở giai đoạn úm, các hộ đều dùng cám viên cho ăn thẳng; giai đoạn sau dùng cám đậm đặc phối trộn với cám ngô, cám gạo. Ngoài việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin, các hộ còn phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và sử dụng kháng sinh cho gà uống khi thời tiết thay đổi, nhờ đó tỷ lệ gà sống đến thời điểm hiện tại đạt 96%.
Qua mô hình “Chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học có xử lý chất thải bằng men vi sinh” thấy, giống gà Ri lai có sức đề kháng cao, dễ thích nghi, khả năng tăng trọng nhanh, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của Hạ Hòa. Men vi sinh có tác dụng xử lý tốt chất thải trong chăn nuôi, giúp chuồng nuôi không có mùi hôi thối, giảm tối đa tỷ lệ gà mắc bệnh, nhất là bệnh đường ruột; riêng bệnh hô hấp không xảy ra.
Tỷ lệ gà sống đến khi xuất chuồng (4 tháng tuổi) đạt 96% (1.440 con), trọng lượng trung bình 2kg/con, trừ chi phí, mỗi con gà lãi 57.395 đồng.
Ông Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng Thông tin - Tuyên truyền, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ, cho biết: “Mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học có xử lý chất thải bằng men vi sinh đối với gà Ri lai ở huyện Hạ Hòa đã làm giảm nguy cơ mắc bệnh và lây lan dịch bệnh. Hiện nay, không chỉ ở Hạ Hòa mà ở nhiều huyện khác, mô hình này cũng được thực hiện khá thành công. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh nhân rộng mô hình”.
Related news
Bình thuận có đa dạng loại hình nuôi thủy sản như: sản xuất tôm giống, nuôi tôm, cá nước lợ, nuôi tôm cá bằng lồng bè trên biển, nuôi cá hồ chứa (cá tầm), nuôi cá nước ngọt trong ao đất, nuôi cá nước ngọt bằng lồng bè... Thời gian qua, tỉnh đã tập trung triển khai các mô hình nuôi thủy sản với mục tiêu đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản.
Khu bảo vệ thủy sản (BVTS) Cồn Chìm (Vinh Phú) thành lập thí điểm cuối năm 2009, được bà con ngư dân hưởng ứng và đồng thuận cao. Đến nay, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập 10 khu BVTS giúp tôm, cá có nơi trú ẩn và tạo nguồn thức ăn cho tôm, cá ở đầm phá.
Nằm bên dòng sông Sêrêpôk hoang dã, người dân thôn 5, xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) nổi tiếng với nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là thành công trong việc đưa cá lăng đuôi đỏ vào nuôi trong ao nước tĩnh đã góp phần làm hồi sinh dòng cá bản địa quý hiếm trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Bà con nuôi trồng thủy sản huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang rất phấn khởi khi mùa tôm vụ cuối năm thắng lớn. Theo ông Phạm Văn Chí, một hộ nuôi thành công tại đây cho biết, hiện tôm thẻ chân trắng cỡ 55-60 con/kg có giá từ 190-200 ngàn đồng/kg. Đây là mức giá kỷ lục.
Nghề nuôi tôm hùm lồng đã phát triển khá mạnh tại tỉnh Khánh Hòa từ nhiều năm nay, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực của nghề nuôi tôm hùm cũng đồng thời là đề tài tranh cãi của không ít chuyên gia, nhà khoa học.