Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt, Trồng Bồn Bồn

Ở ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, nhắc đến ông Nguyễn Văn Hoà hầu như bà con đều biết. Vì ngoài công việc của một cán bộ bảo hiểm xã hội, ông còn tranh thủ thời gian thực hiện mô hình nuôi cá nước ngọt, trồng bồn bồn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ năm 2007 trở về trước, cuộc sống gia đình ông rất vất vả do chỉ có 2.400 m2 đất canh tác nuôi tôm nước tĩnh, bình quân hằng năm thu nhập 5 triệu đồng, đời sống chỉ dựa vào đồng lương.
Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức của Bác, ông tham gia nghiên cứu, học tập, kiên quyết phát triển kinh tế gia đình. Ông chịu khó học hỏi và tìm cho mình một hướng đi riêng bằng việc kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi để tăng thêm thu nhập.
Nhờ cần cù và chịu khó học hỏi, tính toán trong sản xuất, mô hình nuôi cá nước ngọt và trồng bồn bồn của ông Nguyễn Văn Hoà bước đầu mang lại hiệu quả như mong muốn, mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu đồng.
Năm 2009, ông mạnh dạn thuê xáng cuốc bao quanh ô đất tránh rò rỉ, đồng thời khoan giếng nước sạch, xây dựng hệ thống điện lưới dùng mô-tơ bơm nước giữ ngọt. Ông chọn giống bồn bồn khoẻ mạnh cấy đều trên diện tích đất được quy hoạch và thả 2.500 con cá tra, hơn 2.000 con cá phi.
Sau 2 tháng, ông bắt đầu thu hoạch cá phi và bồn bồn. Bồn bồn không chỉ bán tại chợ thị trấn Đầm Dơi, mà bà con còn điện thoại đến đặt khi có nhu cầu sử dụng cho đám tiệc. Bình quân ông thu nhập từ bồn bồn 5 triệu đồng/tháng, cá phi 2 triệu đồng/tháng.
Như vậy, năm 2012 gia đình ông thu hoạch từ phần đất này hơn 60 triệu đồng. Hiện nay trên phần đất này, ông còn nuôi cá tra, dự tính thu nhập hơn 50 triệu đồng/năm.
Mô hình nuôi cá nước ngọt, trồng bồn bồn của ông Nguyễn Văn Hoà đang thực hiện không phải là cách làm mới, nhưng việc xây dựng mô hình và vận dụng vào thực tiễn phù hợp hoàn cảnh gia đình đã mang đến thành công cho gia đình ông, thuận lợi cho bà con tiêu dùng.
Mô hình này đang được sự quan tâm của bà con nông dân trong ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi và chính quyền địa phương.
Cũng từ thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thấu hiểu được sự bất hạnh đối với những gia đình, với người đặc biệt khó khăn, trong 3 năm qua ông Nguyễn Văn Hoà còn tiết kiệm từ đồng lương, thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ cho bà con, học sinh nghèo tiền, gạo, cặp, tập, sách, ghế học sinh, tổng trị giá hơn 10 triệu đồng.
Ông Nguyễn Hoàng Ảnh, Bí thư Đảng uỷ xã Tân Duyệt, cho biết: “Thời gian tới địa phương sẽ nhân rộng các mô hình có hiệu quả, trong đó có mô hình ông Nguyễn Văn Hoà để giúp nhiều bà con nông dân phát triển kinh tế gia đình, nâng diện tích đa cây, đa con trên cùng một diện tích”.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, diện tích cây cao su đang lấy mủ là 1.530ha, cao su non là 218ha và 124ha cây cao su bị rong tàn ép nhánh để trồng xen cây khác. Trong đó, huyện Tân Châu có diện tích cao su bị chặt nhiều nhất với 675ha, huyện Tân Biên 534ha, huyện Châu Thành 71,4ha, Công ty CP Cao su Tây Ninh 446ha...

Chị Thanh cho biết: “Do đa cây, đa con nên tôi có nhiều nguồn thu khác nhau trong một năm, không bị phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ mỗi mùa vụ. Hơn nữa, tôi còn có thể chủ động được vốn đầu tư qua lại giữa cây, con. Cụ thể như việc mỗi năm, tôi có thể nuôi được gần 3 lứa heo.

Theo dự báo, vải thiều Lục Ngạn năm nay sẽ được mùa và được cả giá. Ông Chu Văn Báo – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn cho biết: "Thời tiết đầu vụ vải năm nay không thuận lắm, mưa nhiều trong thời gian vải ra hoa và đậu quả nên quả non bị rụng khá nhiều".

Trên ruộng ớt dần chết khô tại cánh đồng Trự Càn, lão nông Nguyễn Văn Hòa - ngụ xóm 6, xã Khánh Sơn - cho biết tháng 11/2013, nghe thông báo trồng giống ớt có xuất xứ Trung Quốc năng suất cao, sản phẩm sẽ được bao tiêu ngay nên cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông làm 2 sào.

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do hội chứng tôm chết sớm trong tháng đầu tiên thả giống nuôi, hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) đã phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản (GTS) đã thực hiện mô hình “Ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà trước khi đưa ra nuôi thương phẩm”. Mô hình được thực hiện ở vụ 1.2014, tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ (Bình Định), diện tích ao nuôi 600 m2.