Thành Công Nhờ Hiểu Ếch
Đến thôn Yên Đào, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương (Thanh Hoá), hỏi trang trại nuôi ếch của ông Lê Văn Dũng (53 tuổi), ai cũng biết. Trang trại này là nơi cung cấp ếch thương phẩm và con giống cho các trại nuôi trong xã và các huyện lân cận.
Khởi nghiệp ban đầu của ông Dũng là nghề nuôi vịt đẻ với số lượng hơn 300 con. Năm 2005, dịch cúm gia cầm lây lan nhanh khiến đàn vịt của gia đình ông bị xoá sổ. Cũng trong năm đó, ông Dũng đến nhà một người bạn ở huyện Triệu Sơn chơi, thấy mô hình nuôi ếch của nhà bạn dễ nuôi, chi phí thấp, hiệu quả cao, ông tìm hiểu và nhờ bạn dạy cách nuôi.
Về nhà, ông Dũng cải tạo khu ao của gia đình thành trang trại nuôi ếch. Ông chia sẻ: "Khi ấy, chưa có kinh nghiệm, nên tôi chỉ dám nuôi có 2 lồng với 300 con ếch. Chưa hiểu được quy trình nuôi nên ếch hay mắc bệnh ký sinh trùng, trùng bánh xe... Vì vậy, năm đầu tiên tôi chỉ hoà vốn".
Ông tiếp tục đọc tài liệu, nghiên cứu về môi trường và cách vệ sinh cho loài ếch. Nhiều lần, ông ngồi lặng lẽ bên bờ ao hàng tiếng đồng hồ để theo dõi quá trình sinh hoạt của ếch. Dần dà, ông nghiệm ra nhiều điều về kỹ thuật chăm nuôi ếch...
Sau một năm tự mày mò, đọc sách hướng dẫn cách nuôi, ông đã mở rộng diện tích nuôi ếch với số lượng lớn. Mô hình nuôi ếch của ông là mô hình khép kín từ khâu sinh sản đến khâu thành phẩm. Mỗi năm, ông cung cấp cho thị trường Thanh Hóa và các tỉnh lân cận như Nghệ An, Ninh Bình hơn 2 tấn ếch thương phẩm và gần 5 vạn con ếch giống. Trừ chi phí, ông bỏ túi từ 150 - 200 triệu đồng.
"Thấy nuôi ếch dễ làm, tôi đã huy động các hộ trong thôn cùng nuôi ếch. Hiện nay, thôn Yên Đào đã có hơn 10 hộ nuôi ếch theo mô hình như tôi" - ông Dũng cho hay.
Tâm nguyện lớn nhất của ông Dũng là giúp bà con thoát nghèo từ nghề nuôi ếch. Những ai từ xa đến, nếu có nguyện vọng học nghề, ông hướng dẫn tận tình cách nuôi, bày cho cách xây dựng trang trại...
Có thể bạn quan tâm
Do lợi nhuận trước mắt, nhiều nhà vườn đã bán “khoán” vườn xoài cho người khác chăm sóc và thu hoạch. Tuy nhiên, xét về lâu dài, hình thức này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển của cây và giá trị kinh tế của vườn.
Đến thời điểm này, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) là trên 500 ha. Người nuôi tôm đang khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, người nuôi tôm đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rất cần sự hỗ trợ đồng bộ từ nhiều phía.
Năm 2014 xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) có tổng diện tích 127 ha nuôi tôm, trong đó khoảng 100 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, còn lại 27ha nuôi tôm sú. Tuy nhiên, tính đến ngày 13/5/2014, tôm bị dịch bệnh tại 53 hộ nuôi, với diện tích lên đến trên 25 ha.
Năm 2014, toàn huyện Bắc Hà (Lào Cai) có khoảng 118 ha cho thu hoạch, chủ yếu là diện tích tại các xã Tà Chải, Na Hối, Bản Phố, Lầu Thí Ngài và thị trấn Bắc Hà.
Cái tên “Hà Độ” được nhiều người biết đến ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) bởi ông là người trồng rau an toàn (RAT) giỏi. Hiện gia đình ông trồng rau trên diện tích trên 1.500m2, mỗi năm trừ tất cả mọi chi phí vẫn còn thu nhập trên 180 triệu đồng.