Thăng Bình tập huấn nghề lưới rê cho ngư dân
Theo đó, ngư dân được giới thiệu một số đối tượng đánh bắt, ngư trường khai thác, tàu thuyền và trang bị phục vụ của nghề lưới rê hỗn hợp; cấu tạo ngư cụ và kỹ thuật thi công lắp ngư cụ; kỹ thuật khai thác và tổ chức sản xuất.
Đây là những kiến thức nhằm giúp cho ngư dân nâng cao hiệu quả trong việc đánh bắt xa bờ.
Cũng tại lớp tập huấn lần này, các học viên được nghe báo cáo hiệu quả khai thác của nghề lưới rê hỗn hợp cải tiến được thử nghiệm trên địa bàn tỉnh.
Tính đến thời điểm hiện nay, huyện Thăng Bình đã có 21 tàu được UBND tỉnh phê duyệt đóng mới, cải hoán tàu theo Nghị định 67, nâng tổng số tàu có công suất từ 90 Cv trở lên trên toàn huyện thành 72 chiếc.
Đây là điều kiện để huyện Thăng Bình phát triển mạnh nghề đánh bắt hải sản xa bờ.
Lớp tập huấn sẽ diễn ra trong 2 ngày (13&14.11) tại xã Bình Minh, huyện Thăng Bình.
Có thể bạn quan tâm
Cũng như nhiều người nuôi tôm khác ở đồng bằng sông Cửu Long, anh Huỳnh Chí Thanh ngụ tại xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau rất lo lắng trước tình hình dịch bệnh trên tôm bùng phát và gây thiệt hại. Tuy nhiên, kể từ khi tham gia mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến do ngành nông nghiệp tỉnh triển khai thì những lo lắng đó không còn nữa.
Với quyết định tìm hướng đi mới để làm giàu, anh Chu Đình Dục (38 tuổi), ở thôn Trung, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên đã tìm đến nghề nuôi gà Đông Tảo.
Địa hình đồi núi, ruộng bậc thang, đường sá đi lại khó khăn, trình độ dân trí hạn chế... đang là những cản trở lớn khiến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Cao Phong khó khăn.
Bắt đầu từ xã Thới Thạnh (Bến Tre), năm 2008, Dự án Heifer đầu tư cho địa phương 40 con bò (trị giá ban đầu mỗi con hơn 10 triệu đồng, trọng lượng khoảng 180 kg) dành cho những hộ nghèo, cận nghèo, hộ chí thú làm ăn và có đất chăn nuôi (đất làm chuồng, trồng cỏ, có người chăn).
Mặc dù Bắc Kạn chưa phải là vùng kinh tế trọng điểm như các tỉnh bạn nhưng so với những ngày đầu tái lập (năm 1997) với điểm xuất phát cực thấp thì thấy rằng sau 16 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã khá rõ nét. Giờ đây Bắc Kạn đã có vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày, vùng trồng cây lương thực, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc…