Thăng Bình Nỗ Lực Cứu Cây Trồng
Nắng hạn kéo dài gây thiệt hại nặng nề cho cây trồng, hoa màu và ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của nông dân. Vì vậy, Thăng Bình đang triển khai các giải pháp cấp bách chống hạn, cứu cây trồng.
Thời tiết khắc nghiệt
Chúng tôi có mặt tại xã Bình Sa, một trong những địa phương của huyện Thăng Bình đang chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt nắng nóng này. Toàn xã có hơn 400ha hoa màu (chủ yếu là đậu phụng) đang đứng trước nguy cơ thiếu nước trầm trọng. Nhiều hộ dân phải thu hoạch khi chưa đến kỳ vì cây đậu đã chết khô. Bên cạnh đó có trên 140ha đất trồng lúa vụ hè thu không thể sản xuất vì thiếu nước tưới.
Theo UBND xã Bình Sa, tình trạng khô hạn đã kéo dài nhiều tháng nay ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sản xuất vụ mùa của người dân địa phương. Trong đó chịu ảnh hưởng nặng nhất vẫn là cây đậu phụng, bởi đây là cây trồng chủ lực của xã trong vụ mùa này.
Nắng nóng ngày càng khốc liệt, người dân Bình Sa đứng ngồi không yên khi nhìn những cánh đồng khô khốc. Ông Phan Trát (một nông dân ở Bình Sa) nói: “Chưa có năm nào thời tiết như ri.
Tháng trước, để làm được vụ mùa, chúng tôi đã phải gồng lưng gánh nước tưới cho ướt đất rồi mới gieo tỉa. Nhưng thời tiết khắc nghiệt, cây vừa lên đã héo rụi. Nếu trời cứ tiếp tục không mưa thì vụ này chắc chắn mất trắng”.
Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình, đến nay toàn huyện có hơn 1.800ha cây trồng bị hạn và thiếu nước sản xuất. Trong đó, diện tích lúa bị hạn hơn 1.000ha và trên 700ha cây màu, chủ yếu là cây đậu phụng bị thiếu nước, có nguy cơ mất trắng. Trước thực trạng trên, UBND huyện Thăng Bình chỉ đạo các cấp ngành liên quan triển khai nhiều giải pháp đồng bộ giúp người dân chống hạn.
Ráo riết chống hạn
Ông Nguyễn Văn Hương - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình cho biết, trong vụ hè thu năm 2014, toàn huyện Thăng Bình gieo sạ được 7.700/8.100ha, giảm 400ha so với vụ đông xuân. Trong đó, huyện Thăng Bình đã chuyển đổi được hơn 200ha sang trồng cây trồng cạn.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ là một trong những biện pháp tối ưu nhằm đối phó với tình trạng khô hạn như hiện nay.M. TÂN – G. BIÊN
Một trong những giải pháp đã được tiến hành và có hiệu quả nhất cho tới thời điểm này của Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình là xây dựng trạm bơm cứu cánh đồng mẫu ở thôn Đông Tác (xã Bình Nam).
Từ ngày 19.6, khi trạm bơm chính thức đi vào hoạt động đã cứu gần 14ha cây màu và theo dự tính thì trạm bơm này sẽ cứu 45ha cây màu đang dần chết héo trên địa bàn thôn Đông Tác. Đây là thời điểm người dân xã Bình Nam đang tiến hành thu hoạch hoa màu vụ xuân hè.
Ông Trần Văn Tốt - Chủ tịch UBND xã Bình Nam nói: “Khác với nhiều xã trên địa bàn huyện, Bình Nam ngoài những vụ mùa chính còn có những vụ mùa như xuân hè, và hiện nay nhờ vào trạm bơm do Phòng NN&PTNN huyện làm chủ đầu tư đã cứu được một diện tích lớn các cây màu của vụ mùa này. Hiện nay trạm bơm vẫn tiếp tục hoạt động đảm bảo cho người dân thôn Đông Tác có nước để tiến hành gieo trồng vụ hè thu”.
Theo kế hoạch của Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình, sẽ có hai trạm bơm nữa tiếp tục được xây dựng trên địa bàn thôn Đông Tác. Bên cạnh đó Phòng NN&PTNT huyện cũng đề nghị các địa phương triển khai nhiều giải pháp chống hạn khác như ao gom nước nhỉ, nạo vét ao đìa, đóng giếng hay chuyển đổi cây trồng cho phù hợp với tình hình diễn biến bất lợi của thời tiết.
Theo đó, các xã đã vận động người dân tiến hành các giải pháp phù hợp với diện tích đất trồng của mình. Bên cạnh đó hỗ trợ kinh phí cho bà con tiến hành nạo vét ao đìa để chạy nước vào ruộng. Nhiều hộ dân đã chủ động đóng giếng ngay trên cánh đồng của mình để lấy nước phục vụ tưới tiêu. Tại thôn Bình Trúc I (xã Bình Sa) người dân đã tự đóng 2 cái giếng sâu đến 18m, đã cứu được phần lớn diện tích hoa màu bị khô hạn.
Đó là đối với những nơi có mạch nước ngầm, gần ao đìa, còn ở những nơi bất lợi hơn, không thể đóng giếng hay không có ao đìa chạy nước vào ruộng như cánh đồng tại tổ 5 (thôn Tây Giang, Bình Sa) thì người dân phải gồng lưng gánh từng gàu nước tưới cho cây màu. Mỗi ngày hai lần người dân phải gánh nước tưới vào sáng sớm và chiều tối.
Có thể bạn quan tâm
Cùng với năng suất sụt giảm, nông dân tốn thêm chi phí thu hoạch thì vụ lúa hè thu 2015 cũng bộc lộ những tồn tại mang tính trầm kha của quá trình sản xuất, liên kết…
Sản phẩm chăn nuôi Việt kém cạnh tranh vì giá cao, chi phí đầu vào cao do lãi suất ngân hàng cho vay cao, nhập khẩu nhiều nguyên liệu...
Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên đã giảm đáng kể, trong đó có một số loài cá, tôm có giá trị kinh tế cao. Đây là thực trạng đáng báo động cho việc đánh bắt mang tính tận diệt nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu.
Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh vừa phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất miền Trung tổ chức hội thảo cuối vụ mô hình trồng bắp trên đất lúa chuyển đổi. Mô hình được thực hiện tại thôn An Chiểu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân với diện tích 3 ha, có 35 hộ nông dân tham gia sử dụng giống bắp lai Cp333 gieo trồng trên ruộng của mô hình và ruộng đối chứng trên cùng chân đất.
Cây điều vốn được coi là cây “xóa đói, giảm nghèo” của người dân Vĩnh Thạnh. Nhờ trồng điều mà không ít hộ, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua đói nghèo, vươn lên khá giả. Gia đình ông Nguyễn Văn Nghinh, ở thôn Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Hiệp là một trong những hộ khá lên nhờ trồng điều với mức thu nhập mỗi năm khoảng 150 triệu đồng.