Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thăng Bình Nỗ Lực Cứu Cây Trồng

Thăng Bình Nỗ Lực Cứu Cây Trồng
Publish date: Wednesday. July 9th, 2014

Nắng hạn kéo dài gây thiệt hại nặng nề cho cây trồng, hoa màu và ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của nông dân. Vì vậy, Thăng Bình đang triển khai các giải pháp cấp bách chống hạn, cứu cây trồng.

Thời tiết khắc nghiệt

Chúng tôi có mặt tại xã Bình Sa, một trong những địa phương của huyện Thăng Bình đang chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt nắng nóng này. Toàn xã có hơn 400ha hoa màu (chủ yếu là đậu phụng) đang đứng trước nguy cơ thiếu nước trầm trọng. Nhiều hộ dân phải thu hoạch khi chưa đến kỳ vì cây đậu đã chết khô. Bên cạnh đó có trên 140ha đất trồng lúa vụ hè thu không thể sản xuất vì thiếu nước tưới.

Theo UBND xã Bình Sa, tình trạng khô hạn đã kéo dài nhiều tháng nay ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sản xuất vụ mùa của người dân địa phương. Trong đó chịu ảnh hưởng nặng nhất vẫn là cây đậu phụng, bởi đây là cây trồng chủ lực của xã trong vụ mùa này.

Nắng nóng ngày càng khốc liệt, người dân Bình Sa đứng ngồi không yên khi nhìn những cánh đồng khô khốc. Ông Phan Trát (một nông dân ở Bình Sa) nói: “Chưa có năm nào thời tiết như ri.

Tháng trước, để làm được vụ mùa, chúng tôi đã phải gồng lưng gánh nước tưới cho ướt đất rồi mới gieo tỉa. Nhưng thời tiết khắc nghiệt, cây vừa lên đã héo rụi. Nếu trời cứ tiếp tục không mưa thì vụ này chắc chắn mất trắng”.

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình, đến nay toàn huyện có hơn 1.800ha cây trồng bị hạn và thiếu nước sản xuất. Trong đó, diện tích lúa bị hạn hơn 1.000ha và trên 700ha cây màu, chủ yếu là cây đậu phụng bị thiếu nước, có nguy cơ mất trắng. Trước thực trạng trên, UBND huyện Thăng Bình chỉ đạo các cấp ngành liên quan triển khai nhiều giải pháp đồng bộ giúp người dân chống hạn.

Ráo riết chống hạn

Ông Nguyễn Văn Hương - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình cho biết, trong vụ hè thu năm 2014, toàn huyện Thăng Bình gieo sạ được 7.700/8.100ha, giảm 400ha so với vụ đông xuân. Trong đó, huyện Thăng Bình đã chuyển đổi được hơn 200ha sang trồng cây trồng cạn.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ là một trong những biện pháp tối ưu nhằm đối phó với tình trạng khô hạn như hiện nay.M. TÂN – G. BIÊN

Một trong những giải pháp đã được tiến hành và có hiệu quả nhất cho tới thời điểm này của Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình là xây dựng trạm bơm cứu cánh đồng mẫu ở thôn Đông Tác (xã Bình Nam).

Từ ngày 19.6, khi trạm bơm chính thức đi vào hoạt động đã cứu gần 14ha cây màu và theo dự tính thì trạm bơm này sẽ cứu 45ha cây màu đang dần chết héo trên địa bàn thôn Đông Tác. Đây là thời điểm người dân xã Bình Nam đang tiến hành thu hoạch hoa màu vụ xuân hè.

Ông Trần Văn Tốt - Chủ tịch UBND xã Bình Nam nói: “Khác với nhiều xã trên địa bàn huyện, Bình Nam ngoài những vụ mùa chính còn có những vụ mùa như xuân hè, và hiện nay nhờ vào trạm bơm do Phòng NN&PTNN huyện làm chủ đầu tư đã cứu được một diện tích lớn các cây màu của vụ mùa này. Hiện nay trạm bơm vẫn tiếp tục hoạt động đảm bảo cho người dân thôn Đông Tác có nước để tiến hành gieo trồng vụ hè thu”.

Theo kế hoạch của Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình, sẽ có hai trạm bơm nữa tiếp tục được xây dựng trên địa bàn thôn Đông Tác. Bên cạnh đó Phòng NN&PTNT huyện cũng đề nghị các địa phương triển khai nhiều giải pháp chống hạn khác như ao gom nước nhỉ, nạo vét ao đìa, đóng giếng hay chuyển đổi cây trồng cho phù hợp với tình hình diễn biến bất lợi của thời tiết.

Theo đó, các xã đã vận động người dân tiến hành các giải pháp phù hợp với diện tích đất trồng của mình. Bên cạnh đó hỗ trợ kinh phí cho bà con tiến hành nạo vét ao đìa để chạy nước vào ruộng. Nhiều hộ dân đã chủ động đóng giếng ngay trên cánh đồng của mình để lấy nước phục vụ tưới tiêu. Tại thôn Bình Trúc I (xã Bình Sa) người dân đã tự đóng 2 cái giếng sâu đến 18m, đã cứu được phần lớn diện tích hoa màu bị khô hạn.

Đó là đối với những nơi có mạch nước ngầm, gần ao đìa, còn ở những nơi bất lợi hơn, không thể đóng giếng hay không có ao đìa chạy nước vào ruộng như cánh đồng tại tổ 5 (thôn Tây Giang, Bình Sa) thì người dân phải gồng lưng gánh từng gàu nước tưới cho cây màu. Mỗi ngày hai lần người dân phải gánh nước tưới vào sáng sớm và chiều tối.


Related news

Chủ Động Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Sản Xuất Chủ Động Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Sản Xuất

Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) không chỉ góp phần cung cấp các giống, cây con mới cho bà con nông dân, mà còn từng bước đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trong quá trình sản xuất. Đây cũng chính là mục tiêu quan trọng được ngành chức năng của tỉnh chủ động triển khai thực hiện trong thời gian qua.

Tuesday. January 27th, 2015
Kim Ngạch Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Tháng Một Giảm Gần 14% Kim Ngạch Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Tháng Một Giảm Gần 14%

Trái ngược với xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm vừa qua, trong tháng Một, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong ngành nông nghiệp đều có sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt là các ngành hàng vốn được xem là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu của ngành như: thủy sản, gạo, càphê, gỗ, hạt tiêu…

Tuesday. January 27th, 2015
Agribank Bắc Kạn Ưu Tiên Vốn Lĩnh Vực Nông Nghiệp, Nông Thôn Agribank Bắc Kạn Ưu Tiên Vốn Lĩnh Vực Nông Nghiệp, Nông Thôn

Tăng được dư nợ thêm gần 100 tỷ đồng trong năm 2014 có thể coi là một thành công lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Bắc Kạn. Trong đó, vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 70% đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn tỉnh.

Tuesday. January 27th, 2015
Nhộn Nhịp Vựa Nông Sản Nhộn Nhịp Vựa Nông Sản

Không khí tết len lỏi đến vườn cây bằng tín hiệu thu hoạch thì thị trường trái cây tết cũng bắt đầu sôi động. Các loại trái cây chủ lực của chợ tết như bưởi, cam, chanh, quýt, mãng cầu,... đang được nhiều vựa tất bật thu mua, có loại đang chuẩn bị thu hoạch cũng đã được đặt hàng trước vài tuần. Tại vườn, các thương lái ráo riết “săn hàng” để kịp đưa trái cây bán ra chợ tết.

Tuesday. January 27th, 2015
Sức Dân Làm Đường Sức Dân Làm Đường

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng như các kế hoạch về xây dựng GTNT trong giai đoạn kinh tế gặp khó khăn, nguồn thu ngân sách không ổn định, vốn đầu tư công cắt giảm song với quyết tâm và kiên định mục tiêu đã đề ra, UBND tỉnh đã tập trung nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và GTNT nói riêng. Riêng lĩnh vực GTNT, vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh không bị cắt giảm mà luôn duy trì ổn định 60 - 90 tỷ đồng/năm.

Tuesday. January 27th, 2015