Trồng Phật Thủ Ở Đông Triều (Quảng Ninh)
Vốn là giống quả lạ, ít được biết đến, quả Phật thủ đang dần trở thành một trong những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là trong mỗi dịp lễ, tết...
Quả Phật thủ thường có mặt trong mâm ngũ quả vào dịp lễ, tết. Những năm gần đây, loại quả này ngày càng được ưa chuộng trên thị trường, giá bán lẻ trung bình từ 30.000 - 70.000 đồng/quả. Ở Quảng Ninh, quả Phật thủ được bày bán trên thị trường chủ yếu được nhập về từ các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên…
Nhận thấy đây là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng, anh Dương Văn Ký (thôn An Biên, xã Thuỷ An, huyện Đông Triều) đã đưa giống cây Phật thủ về trồng trên đất Đông Triều. Đầu năm 2012, sau khi tham quan học tập mô hình, học hỏi kinh nghiệm trồng và cách chăm sóc ở Hà Tây, anh Ký đã trồng thử nghiệm hơn 120 cây Phật thủ trên diện tích hơn 2.000m2.
Chỉ hơn 1 năm sau, vườn cây Phật thủ của gia đình anh đã ra bói hơn 400 quả. Với giá bán bình quân 60.000 đồng/quả, vụ đầu tiên anh Ký thu hoạch được hơn 25 triệu đồng. Theo anh Ký cho biết, Phật thủ là loại cây sinh trưởng, phát triển nhanh, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Điều đặc biệt là cây này có rễ chùm, chỉ ăn sâu từ 40-50cm và không chịu được úng nhưng lại là giống ưa ẩm.
Vì vậy, khi chọn đất trồng, anh đã chọn loại đất giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt để cây có điều kiện thích nghi và phát triển tốt. Cây Phật thủ bắt đầu bói quả từ năm thứ hai nhưng số lượng quả thu hoạch được nhiều nhất là vào năm thứ 3 trở đi.
Cây ra quả quanh năm nhưng chủ yếu tập trung vào hai vụ chính là tháng 6, 7 và dịp Tết Nguyên đán. Do giá của quả Phật thủ thường tăng cao vào mỗi dịp Tết cổ truyền nên người trồng loại cây này đều tập trung chăm sóc và chăm bón để kích thích cây ra sai quả vào dịp này.
Anh Dương Văn Ký chia sẻ: “Quả Phật thủ đắt hay rẻ phụ thuộc nhiều vào hình dáng của quả. Muốn hình dáng quả đẹp, phải tính chính xác thời gian ra hoa và thực hiện các biện pháp kìm hãm tốc độ phát triển của cây để đài hoa mọc không quá dài, cũng không quá ngắn. Nếu làm được điều này, quả Phật thủ sẽ có “nhiều tay” hơn...”.
Mặc dù giá bán trên thị trường chỉ dao động từ 30.000-70.000 đồng/quả nhưng đối với những quả Phật thủ đẹp, giá bán lẻ có thể tăng lên 150.000-200.000 đồng/quả. Đặc biệt, vào những dịp lễ và tết, giá bán của Phật thủ sẽ cao hơn ngày thường gấp 2-3 lần. Thậm chí, có những quả có giá lên tới hàng triệu đồng.
Hiện tại, loại quả này đang được người tiêu dùng ưa chuộng nên giá thành thường cao hơn so với các loại hoa quả khác. Chính vì vậy, trồng Phật thủ đang là hướng làm giàu nhiều tiềm năng với người nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp.
Theo anh Trung thì trước đây, do diện tích lớn nên nhu cầu giống hoa cho mỗi vụ trồng rất nhiều, cứ mỗi lần vào vụ lại xuất hiện tình trạng khan hiếm giống. Gia đình phải tất bật liên hệ, tìm kiếm nguồn cung khắp nơi và mua giống với giá cao. Cũng vì thế nên giống hoa nhiều lúc không đảm bảo chất lượng, cây trồng kém phát triển, củ không nảy mầm tốt. Gia đình luôn rơi vào tình thế bị động trong việc tìm nguồn giống…
Ngày 26/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Đắk Song tổ chức hội thảo đầu bờ, đánh giá mô hình trình diễn sản xuất rau cải bẹ xanh an toàn tại hộ bà Trần Thị Thu ở thôn 8, xã Thuận Hà với quy mô 1.000 m2.
Những ngày này, người dân thôn Ngọc Kinh Đông (Đại Hồng, Đại Lộc) đứng ngồi không yên bởi hàng chục héc ta hoa màu ven sông có nguy cơ héo rũ. Nắng hè rát bỏng, nguồn nước khô kiệt đã khiến những cánh đồng bắp, đậu xanh, ớt, dưa… ven sông héo rũ, còi cọc vì thiếu nước. Thăm đồng khi đã xế chiều, ông Trần Ngọc Bích ngao ngán: “Hai sào ruộng đã bỏ hoang, nay tới cả 2 sào màu của gia đình cũng bị chết héo.
Khí hậu huyện Ia Grai được chia ra làm 2 vùng khá rõ rệt. Các xã phía Đông có độ cao trên 600 mét so với mực nước biển, phù hợp với cây cà phê. Vùng phía Tây thấp hơn, nhiệt độ nóng hơn, phù hợp với cây cao su và điều. Đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây công nghiệp đã góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện biên giới này.