Tham quan và hội thảo mô hình nuôi cá lúa
Đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT và Trung tâm Khuyến nông kiểm tra dự án Nuôi cá lúa ở xã Mỹ Phước Tây - thị xã Cai Lậy.
Qua đó giúp cho nông dân có dịp chia sẻ kinh nghiệm cũng như những kiến thức cơ bản của quy trình nuôi cá - lúa nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất như: kỹ thuật đào mương bao; cải tạo mương nuôi cá và ruộng trồng lúa;
Xử lý nước; chọn giống cá, loại cá và mật độ thả giống; cách cho ăn, chăm sóc, quản lý cá nuôi và quản lý môi trường nước; quản lý cá mùa lũ; cho cá lên ruộng phù hợp từng giai đoạn phát triển của cây lúa.
Được biết, trong năm 2015 mô hình kết hợp nuôi cá - lúa đang thực hiện 04 ha, có 20 hộ tham gia ở 3 địa điểm là xã Mỹ Lợi B - huyện Cái Bè, xã Thạnh Lộc huyện Cai Lậy và xã Mỹ Phước Tây - thị xã Cai Lậy, với đối tượng nuôi cá rô đồng là chính ghép thêm ít cá chép, mè vinh và sặc rằn; thời gian thực hiện 9 tháng, trong đó có thời gian vào mùa lũ trước đây đất ruộng bỏ trống, thì giờ những hộ có điều kiện đê bao bảo vệ được cá trong mùa lũ thực hiện mô hình này rất phù hợp.
Đây được xem là mô hình thích hợp với những vùng trũng trồng lúa và chịu ảnh hưởng của lũ ở huyện Cái Bè, Cai Lậy và có khả năng phát triển bền vững trong tương lai.
Đồng thời để kiểm tra giám sát việc thực hiện các mô hình, vừa qua đại diện Ban Giám đốc và các phòng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Trung tâm Khuyến nông đã đi thăm các mô hình.
Qua đó đoàn đã đánh giá cao về việc tổ chức thực hiện mô hình và yêu cầu cán bộ kỹ thuật tiếp tục theo dõi hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân thực hiện để mô hình đạt mục tiêu đặt ra.
Có thể bạn quan tâm
100 triệu đồng/ha/vụ là lợi nhuận từ dự án “Trồng mãng cầu ta theo hướng VietGAP” do Hội Nông dân xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu) triển khai thực hiện hơn 2 năm qua. Theo đó, 14 hộ tham gia dự án đã được vay 300 triệu đồng từ quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương, đồng thời được Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tập huấn kỹ thuật trồng cây mãng cầu theo chuẩn VietGAP.
Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL sử dụng một số sản phẩm bao trái “Made in Taiwan” (Đài Loan) làm cho trái cây chuyển từ màu xanh sang vàng, bóng sáng đẹp mắt nhưng chính người trồng cũng không dám ăn.
Theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận (hiệp hội), qua theo dõi thị phần tiêu thụ thanh long hàng năm của Bình Thuận thì chủ yếu xuất khẩu chiếm đến 80 - 85%, tiêu thụ trong nước chỉ 15 - 20%. Trong đó, Trung Quốc chiếm tỷ lệ khoảng 80% tổng sản lượng nhập khẩu mặt hàng trên thông qua đường biên mậu (biên giới các cửa khẩu), chỉ 30% nhập từ đường biển.
Thời điểm này vải thiều mới bắt đầu vào vụ, và Tổng Cty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã cam kết với UBND huyện Thanh Hà thu mua ít nhất 1.000 tấn vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) để tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Tính đến ngày 20-5-2015, trên địa bàn huyện Thạch Thành (vùng trọng điểm mía phía Bắc tỉnh Thanh Hóa) đang bị dịch bọ hung hại mía phá hại nặng. Toàn huyện đã có 615 ha mía bị dịch hại, trong đó có gần 11 ha gần như mất trắng.