Tham quan và hội thảo mô hình nuôi cá lúa

Đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT và Trung tâm Khuyến nông kiểm tra dự án Nuôi cá lúa ở xã Mỹ Phước Tây - thị xã Cai Lậy.
Qua đó giúp cho nông dân có dịp chia sẻ kinh nghiệm cũng như những kiến thức cơ bản của quy trình nuôi cá - lúa nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất như: kỹ thuật đào mương bao; cải tạo mương nuôi cá và ruộng trồng lúa;
Xử lý nước; chọn giống cá, loại cá và mật độ thả giống; cách cho ăn, chăm sóc, quản lý cá nuôi và quản lý môi trường nước; quản lý cá mùa lũ; cho cá lên ruộng phù hợp từng giai đoạn phát triển của cây lúa.
Được biết, trong năm 2015 mô hình kết hợp nuôi cá - lúa đang thực hiện 04 ha, có 20 hộ tham gia ở 3 địa điểm là xã Mỹ Lợi B - huyện Cái Bè, xã Thạnh Lộc huyện Cai Lậy và xã Mỹ Phước Tây - thị xã Cai Lậy, với đối tượng nuôi cá rô đồng là chính ghép thêm ít cá chép, mè vinh và sặc rằn; thời gian thực hiện 9 tháng, trong đó có thời gian vào mùa lũ trước đây đất ruộng bỏ trống, thì giờ những hộ có điều kiện đê bao bảo vệ được cá trong mùa lũ thực hiện mô hình này rất phù hợp.
Đây được xem là mô hình thích hợp với những vùng trũng trồng lúa và chịu ảnh hưởng của lũ ở huyện Cái Bè, Cai Lậy và có khả năng phát triển bền vững trong tương lai.
Đồng thời để kiểm tra giám sát việc thực hiện các mô hình, vừa qua đại diện Ban Giám đốc và các phòng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Trung tâm Khuyến nông đã đi thăm các mô hình.
Qua đó đoàn đã đánh giá cao về việc tổ chức thực hiện mô hình và yêu cầu cán bộ kỹ thuật tiếp tục theo dõi hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân thực hiện để mô hình đạt mục tiêu đặt ra.
Related news

Thời gian gần đây, các hộ nuôi tu hài ở phường Cam Nghĩa (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) chịu thiệt hại nặng vì tu hài chết hàng loạt. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm.

Những năm gần đây, bên cạnh các đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt truyền thống, người dân Nghệ An đã từng bước đưa vào nuôi trồng và khai thác các đối tượng thủy đặc sản biển như như hàu, ngao, cua biển, cá vược, cá hồng mỹ, cá giò... Thành công của các mô hình trên không chỉ góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi mà còn mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc phát triển nuôi thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Trước tình hình nuôi tôm nước lợ những năm gần đây bị thua lỗ, người dân đang đối mặt với những khó khăn thì người nuôi tôm ở xã Đức Minh (Mộ Đức - Quảng Ngãi) đã nuôi tôm theo mô hình ươm tôm con trước khi thả hồ. Mô hình này đã mang lại hiệu quả đáng mừng.

Theo Thông báo của UBND tỉnh Bình Thuận từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/7, tỉnh sẽ cấm hoạt động khai thác, thu mua vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản gồm: Sò lông, Điệp, Dòm nâu, Bàn mai, Nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận để bảo vệ và khôi phục nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao đang ngày càng bị cạn kiệt.

Trong lúc chăn nuôi lợn, gà gặp rất nhiều khó khăn do giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh cùng với giá bán xuống thấp... thì chăn nuôi bò sữa vẫn mang lại thu nhập khá ổn định cho người nông dân. Đây đang là hướng phát triển chủ lực của nhiều địa phương.