Thăm Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Biển Ở Khánh Hòa

Ngày 21/3/2013, đoàn kiểm tra gồm ông Đỗ Văn Nam, Phó Vụ trưởng vụ Khoa học và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản), ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Thủy sản, cùng một số cán bộ đã đến thăm mô hình nuôi cá lồng tại Bãi Miễu, thôn Trí Nguyễn, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Mô hình có 4 hộ tham gia với đối tượng nuôi là cá chim vây vàng và cá chẽm.
Kiểm tra hai hộ nuôi cá chim vây vàng, mỗi hộ thả 350 con cá giống, diện tích 16 m2, tương ứng 64 m3. Sau 10 tháng nuôi tỷ lệ sống đạt 90% (kế hoạch trên 70%), khối lượng bình quân 0,8 kg/con. Tổng thu 252 kg x 140.000 đồng/kg = 35.280.000 đồng, trừ chi phí, lãi 12.348.000 đồng.
Kiểm tra hai hộ nuôi cá chẽm, mỗi hộ thả 1.200 con cá giống, diện tích 16 m2, tương ứng 64m3. Sau 10 tháng nuôi tỷ lệ sống đạt 90% (kế hoạch trên 70%), khối lượng bình quân 1,0 kg/con. Tổng thu 1.080kg x 90.000 đồng/kg = 97.200.000 đồng, trừ hết chi phí, lãi 34.020.000 đồng.
Theo ông Đỗ Thắng Vượng, khuyến nông viên phường Vĩnh Nguyên cho biết: vì khu vục này tôm hùm vừa bị dịch bệnh nên việc xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng và cá chẽm rất hợp lý, người nuôi không bỏ lồng, vẫn ổn định cuộc sống. Tuy nhiên nuôi cá chẽm đầu ra dễ hơn vì có nhà máy chế biến, còn cá chim chủ yếu tiệu thụ cho nhà hàng.
Sau khi xem xét và nghiên cứu tại hiên trường, đoàn kiểm tra cũng khuyến cáo các hộ nuôi cá lồng khu vực Bãi Miễu như sau:
1. Không nên phát triển thêm lồng vì hiện nay đã đặt lồng quá dày, không đúng quy định rất dễ lây lan dịch bệnh.
2. Tăng cường làm vệ sinh lồng và hạn chế sử dụng thức ăn tươi sống vì sử dụng thức ăn tươi sống dễ mang theo dịch bệnh và làm ô nhiễm môi trường nước.
3. Chọn giống sạch bệnh và cỡ con giống cá chim thả vào lồng phải đạt cỡ 6 – 8cm; cá chẽm 8-12cm thì tỷ lệ sống có thể đạt trên 90%. Nếu con giống nhỏ hơn cỡ trên có thể thua lỗ do tỷ lệ sống thấp.
Có thể bạn quan tâm

Là vùng đất chiêm trũng với diện tích mặt nước lớn, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã tận dụng lợi thế, mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản (NTTS) giúp người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Hơn 13 năm qua, kể từ ngày chè cây cao được đưa vào trồng trên nương ngô, nương sắn cũng là chừng ấy năm, các hộ gia đình ở Can Hồ bỏ công chăm sóc, làm hàng rào bảo vệ cẩn thận, mặc dù nguồn thu từ cây chè chẳng đáng là bao. Chè búp tươi sau khi thu hái, sơ chế chỉ bán cho người dân bản Thèn Pả xã Huổi Lèng sử dụng.

Tính đến cuối tháng 7, nông dân huyện Điện Biên Đông đã hoàn thành gieo cấy những thửa ruộng cuối cùng thuộc trà muộn vụ lúa mùa năm 2014. Hiện nay, phần lớn diện tích lúa mùa trên địa bàn đang bén rễ hồi xanh và bước vào thời kỳ đẻ nhánh.

Thạch Đỉnh là một trong những xã nghèo của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đầu năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã kết hợp với UBND xã Thạch Đỉnh xây dựng mô hình trình diễn "Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững trong ao đất có quạt nước" do anh Lê Văn Loan làm chủ mô hình.

Thủy sản được đánh giá là một trong những lợi thế góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, vào mùa mưa, nguồn lợi này thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mưa lũ, dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi thủy sản cần chủ động các biện pháp đối phó để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, hiệu quả.