Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thâm canh dưa Kim

Thâm canh dưa Kim
Ngày đăng: 26/09/2015

- Phát triển cây con: Ngâm ủ và gieo cây con trong bầu đất để khi cây đạt 1-2 lá thật là đem trồng.

Tốt nhất nên gieo hạt vào bầu đất có quấn lá chuối hay nilong hoặc bầu trần với giá thể gồm đất phù sa hoặc đất màu phơi khô đập nhỏ trộn với trấu hun theo tỷ lệ 4 phần đất 3 phần trấu hun 3 phần phân chuồng đã ủ mục với lân.

- Trồng và chăm sóc: Vụ thu đông dưa Kim thường ít bị sâu bệnh hơn nên áp dụng phương pháp trồng bò đất sẽ tiết kiệm được đầu tư.

Đất trồng cần được lựa chọn và xử lý tốt sâu bệnh.

Chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ giàu mùn, đất trước đó không trồng cây họ bầu bí. Nên bổ sung vào đất trước trồng một lượng thích hợp nấm đối kháng hay nấm cộng sinh. Tốt nhất là dùng chế phẩm này trộn cùng phân chuồng để ủ rồi bón lót.

Thời kỳ đầu vụ thường hay có mưa lớn cần lên luống cao 30 - 35 cm. Luống trồng hàng đôi cần rộng 4 - 4,5 m được phủ bằng màng phủ nông nghiệp, nên trồng trong nhà lưới là tốt nhất. Mật độ thích hợp cho dưa Kim thu đông là 430 - 450 cây/sào( cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 4 - 4,2 m).

Sử dụng phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh kết hợp với phân NPK chuyên dùng như NPK 13-13-13 + TE hoặc NPK 16-16-8 sẽ giúp quả to và ngon.

Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ (360 m2) có thể bón như sau: Bón lót 1 tấn phân chuồng hoặc 1 tạ phân hữu cơ vi sinh cùng với 10 kg NPK 13-13-13TE rắc đều mặt luống khi lên luống sơ bộ rồi cào, san đất vùi phân.

Không nên đánh rạch bỏ phân vì rễ dưa ăn rất rộng. Mặt khác làm vậy sẽ không cung cấp đều dinh dưỡng cho dưa ở từng giai đoạn, thậm chí còn làm cho rễ cây dễ bị thối hỏng khi tiếp xúc với chỗ có nhiều phân.

Thúc phân cho dưa cần bổ sung ở 2 lần (thời kì cây ra hoa đậu quả và khi quả đậu được 15 - 20 ngày). Lần đầu thúc khoảng 10 kg NPK 13-13-13TE và lần nuôi quả bổ sung thêm 3 kg NPK 13-13-13TE + 2 - 3 kg kali/sào bằng biện pháp tưới rãnh. Không nên hòa phân vào nước rồi tưới gốc sẽ dễ làm cây bị bệnh.

- Tưới nước: Cây dưa yêu cầu đất thường xuyên phải đủ ẩm đặc biệt là thời kì từ lúc ra hoa đến khi quả được khoảng 15 ngày.

Sau 20 ngày kể từ khi lấy quả lúc này dưa bắt đầu vào chín (nổi gân lưới hoặc vân) chỉ cần tưới đủ ẩm và không nên để nước quá nhiều trong dõng sẽ dễ gây nứt quả và hàm lượng đường trong quả không cao.

- Phòng trừ sâu bệnh: Dưa Kim thường hay bị bệnh thối gốc lở cổ rễ, chết rũ (chết nhanh và chết chậm) hay bệnh thối đốt, nứt thân chảy nhựa khi gặp mưa lớn kéo dài.

Người trồng cần chủ động phòng bệnh cho dưa khi gặp thời tiết thuận lợi cho dịch bệnh gây hại bằng các loại thuốc công hiệu, ưu tiên các loại thuốc sinh học và thực hiện theo nguyên tắc "4 đúng".

- Thu hoạch: Sau khi đậu quả khoảng 30 - 40 ngày tùy theo các giống dưa mà người trồng có thể thu hoạch quả. Song để có được quả dưa thơm ngon như đặc tính giống vốn có thì cần để quả nổi gân màu vàng đặc trưng của giống.

Không nên thu hoạch quả còn non sẽ làm cho chất lượng quả không cao (hàm lượng đường còn ít, quả nhạt và không giòn).


Có thể bạn quan tâm

Giá Heo Giống Tăng Đột Biến Vui Trước, Lo Sau Giá Heo Giống Tăng Đột Biến Vui Trước, Lo Sau

Chỉ vào đàn heo sữa 14 con vừa được 32 ngày tuổi, bà Nguyễn Thị Xanh ở xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành) cho biết: “Mấy hôm nay thương lái cứ ra vào ngắm heo, rồi hỏi mua với giá 750.000 đồng/con nhưng tôi chưa chịu bán. Tôi tính để thêm một tuần nữa, thế nào nó cũng được trên 800 ngàn đồng/con”.

22/11/2014
Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Làng Nghề Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Làng Nghề

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 50 làng nghề và ngành nghề sản xuất tập trung, trong đó có 10 làng nghề và ngành nghề truyền thống được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận. Một số sản phẩm như nước mắm, chè vằng, tiêu Cùa, rượu Kim Long… đã có thương hiệu thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 6.800 lao động làm việc trong các làng nghề và ngành nghề tập trung mỗi năm tạo ra giá trị sản phẩm hàng trăm tỷ đồng.

22/11/2014
Sản Xuất Rau Sạch Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Sản Xuất Rau Sạch Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Trước nhu cầu rau sạch của người tiêu dùng đang ngày càng tăng cao, người trồng rau đã dần nâng cao ý thức canh tác và trình độ thâm canh để sản xuất rau sạch, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Việc trồng rau sạch đã được nông dân trồng quanh năm tạo ra nguồn thu khá ổn định, góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm thường xuyên, đặc biệt rút ngắn đáng kể thời gian nông nhàn.

22/11/2014
Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sinh Sản Ở Bản Poọng Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sinh Sản Ở Bản Poọng

Bước đầu cho thấy việc xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở bản Poọng đã nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò, tạo thêm việc làm và nguồn thu nhập cho người dân.

22/11/2014
Vùng Chuyên Canh Rau An Toàn Xã Hoằng Hợp Cho Thu Nhập Từ 150 Đến Hơn 220 Triệu Đồng/ha/năm Vùng Chuyên Canh Rau An Toàn Xã Hoằng Hợp Cho Thu Nhập Từ 150 Đến Hơn 220 Triệu Đồng/ha/năm

Đây là địa phương có truyền thống sản xuất rau, củ, quả quanh năm với diện tích và quy mô lớn. Với kinh nghiệm trồng rau hàng hóa, nông dân Hoằng Hợp đã đạt hệ số quay vòng đất bình quân 3,5 lứa/năm, nhiều gia đình đã gieo trồng tới 4 đến 6 lứa rau/năm. Theo tính toán, một năm, mỗi ha đất vùng chuyên canh rau cho tổng thu nhập bình quân từ 150 đến 160 triệu đồng.

22/11/2014