Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi Hiệu quả kép

Ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi Hiệu quả kép
Ngày đăng: 05/10/2015

Lợi kép

Một trong những ứng dụng của KHCN trong chăn nuôi hiện nay là chăn nuôi trên nền chuồng bằng đệm lót vi sinh.

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN (Sở KH&CN) đã thực hiện thí điểm mô hình chăn nuôi sạch này để người dân học hỏi kinh nghiệm và áp dụng.

Mô hình được triển khai tại Trại Nghiên cứu, thực nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp ở xã Hành Thuận (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) với 3 vụ nuôi, mỗi vụ 30 con.

 

Mô hình nuôi heo trên nền đệm lót sinh học tại trại thực nghiệm ở xã Hành Thuận (Nghĩa Hành).

Theo ông Nguyễn Văn Diệp, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm, qua 3 vụ nuôi, đệm lót vi sinh vẫn phát huy tốt hiệu quả sử dụng.

Sau mỗi vụ nuôi, chỉ cần xới tung đệm lót để cho tơi xốp, sau đó bổ sung thêm dịch chế phẩm lên men. Nếu đệm lót vi sinh bị sụt giảm thì bổ sung thêm mùn cưa. Thời gian sử dụng đệm lót vi sinh duy trì từ 2 - 3 năm, nếu bảo dưỡng tốt có thể sử dụng đến 4 năm.

Hiệu quả mang lại là tăng sức đề kháng cho heo, giảm được một số bệnh thông thường, đặc biệt là bệnh tiêu chảy ở heo con.

Tốc độ tăng trọng bình quân hằng ngày đạt 0,65 - 0,75kg/con/ngày.

Về môi trường, chất thải của heo được phân hủy hoàn toàn ngay trong chuồng nuôi dưới tác dụng của nền chuồng bằng đệm lót vi sinh, môi trường chuồng nuôi trong lành, không có mùi hôi thối, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu vực nuôi; đồng thời tiết kiệm các khoản chi phí như không phải tắm cho vật nuôi, dội rửa chuồng trại, tiết kiệm nước và không tốn nhiều công lao động.

Hướng đi tất yếu

Tiếp theo thành công trên heo, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN tiếp tục ứng dụng mô hình này trong nuôi gà. Kết quả sau 4 tháng nuôi, gà sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế được dịch bệnh, tăng trọng nhanh, đạt trọng lượng trung bình từ 1,6 - 2,2kg. Ngoài ra, xung quanh chuồng nuôi không có mùi hôi.

"Việc ứng dụng KHCN trong chăn nuôi là hướng đi tất yếu. Bởi nó giúp người chăn nuôi mang lại nhiều hiệu quả.

Heo được nuôi trong môi trường trong lành nên ít bị mắc bệnh, tăng trọng nhanh.

Cùng với đó là không gây ô nhiễm môi trường, vì các chất thải từ chăn nuôi không thải ra môi trường, không có mùi hôi, hạn chế ruồi, muỗi. Đặc biệt, cách chăn nuôi này tạo ra sản phẩm thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có màu, mùi vị gần với chăn nuôi hữu cơ.

Sau một thời gian sử dụng, đệm lót vi sinh được đưa ra và sử dụng bón cho các cây trồng như phân hữu cơ vi sinh rất tốt, nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao và quần thể vi sinh vật có lợi", ông Nguyễn Văn Diệp khẳng định.

Mặt khác, chi phí làm đệm lót vi sinh có giá thành thấp, nguyên vật liệu chủ yếu là trấu và mùn cưa nên người dân dễ tìm, kỹ thuật làm đệm lót vi sinh đơn giản, người dân dễ dàng tiếp cận và ứng dụng được, phù hợp ở quy mô nông hộ và trang trại.

Một ưu điểm nữa là khi người dân tham gia mô hình nuôi gia súc, gia cầm trên nền đệm lót sinh học sẽ được hỗ trợ kinh phí làm chuồng đệm lót với số tiền 180 nghìn đồng/m2 nền chuồng.

Mới đây, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN phối hợp với Trung tâm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chuyển giao công nghệ nuôi heo trên nền đệm lót sinh học cho các hộ dân trên địa bàn huyện Tư Nghĩa.

Nhiều nông dân tham gia tỏ ra rất hào hứng và muốn các cán bộ kỹ thuật chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm để triển khai thực hiện.

Ông Bùi Ngọc Trúc-Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN cho biết, với kết quả tại trại thực nghiệm thì mô hình này có thể áp dụng tại các khu đông dân cư mà không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh.

Sắp tới Trung tâm sẽ tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật để người dân học tập, nhân rộng mô hình, tạo điều kiện cho nghề chăn nuôi phát triển bền vững, góp phần thực hiện thành công một số tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Thương lái mua mía chục hớt tay trên doanh nghiệp Thương lái mua mía chục hớt tay trên doanh nghiệp

Hơn 30ha mía nằm trong vuông bơm nước tập trung ở ấp Quyết Thắng, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã được người dân nơi đây bán mía chục và cân ký cho thương lái gần hết diện tích.

23/07/2015
Gần 20ha nghêu của HTX Thắng Lợi bị thiệt hại Gần 20ha nghêu của HTX Thắng Lợi bị thiệt hại

Mới đây, gần 20ha nghêu trong bãi nghêu của Hợp tác xã (HTX) Thắng Lợi (phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu) bị thiệt hại.

23/07/2015
Nuôi tôm thẻ chân trắng vùng nước ngọt - lợi bất cập hại Nuôi tôm thẻ chân trắng vùng nước ngọt - lợi bất cập hại

Tuy cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đến cấp xã trong tỉnh Vĩnh Long đều nắm rõ quy định của Bộ Nông nghiệp- PTNT cấm nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) nước ngọt nhưng hiện tình hình nuôi tôm TCT trái phép trên địa bàn tỉnh chưa chấm dứt triệt để- nhất là 2 huyện Vũng Liêm, Tam Bình.

23/07/2015
Kỹ sư chân đất Kỹ sư chân đất

Từ ngư dân chính hiệu, họ tự tìm tòi, học hỏi đã trở thành những người nuôi tôm giỏi, vươn lên làm giàu trên vùng cát quê hương. Tạm gọi họ là những “kỹ sư” chân đất.

23/07/2015
Nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn Nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn

Dọc vùng ven biển Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), những cánh rừng ngập mặn đã bắt đầu vươn lên xanh tốt. Dưới tán rừng, các loài thủy sản được người dân thả nuôi đang mang lại hiệu quả cao.

23/07/2015