Thái Nguyên: 2 Trang Trại Chăn Nuôi Theo Quy Trình VietGAHP

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 2 trang trại đang áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trên đàn lợn.
Đó là trang trại chăn nuôi lợn quy mô 1.000 - 1.500 con nái của bà Trần Thị Mai ở xóm Soi Vàng, xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên) và trang trại chăn nuôi lợn sạch siêu nạc Phú Thịnh, quy mô 2.000 - 5.000 con lợn thịt/lứa ở xóm Phúc Thành, xã Hóa Trung (Đồng Hỷ). Được biết, trong năm 2012, khi tham gia Dự án “Ứng dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh” do Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai, 2 trang trại trên đã áp dụng đúng quy trình và được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP.
Đến nay, toàn tỉnh có 600 trang trại chăn nuôi. Trong đó, quy mô chăn nuôi lợn thịt khoảng 2.500/trang trại/lứa, lợn nái khoảng 1.200 con/trang trại; chăn nuôi gà khoảng 7.000 - 8.000 con/trang trại/lứa. Theo đó, sản lượng thịt các loại năm 2013 ước đạt 88 nghìn tấn. Tuy nhiên, đến nay, sản phẩm thịt các loại chủ yếu nội tiêu là chính nên giá trị kinh tế thu được chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Do vậy, việc xây dựng được trang trại chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn VietGAHP bước đầu đã mở ra cho tỉnh cơ hội xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi khi mà người tiêu dùng có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, góp phần nâng cao hơn nữa giá trị sản xuất của ngành Chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mexico từ đầu năm 2013 với 5 doanh nghiệp tham gia. Tính đến hết tháng 9/2014 nước này đã nhập trên 65.000 tấn gạo từ Việt Nam. Theo ước tính của Bộ Công Thương, năm nay, các doanh nghiệp trong nước sẽ xuất sang quốc gia Bắc Mỹ này khoảng 87.000 tấn gạo. Hiện Việt Nam đã vượt qua Mỹ trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất vào Mexico.

Việc tái canh cà phê khó khăn không chỉ là vấn đề tổ chức sản xuất, thiếu vốn đầu tư mà còn hạn chế trong việc tìm ra các giải pháp kỹ thuật tổng hợp có cơ sở khoa học và đáp ứng nhu cầu thực tế. Cụ thể, 85% diện tích cà phê tại Đắk Lắk do người dân trực tiếp quản lý và sản xuất nên việc quản lý, đánh giá chất lượng vườn cây chưa đầy đủ.

Hầu hết thanh long - còn được gọi là Pitaya - nhập khẩu vào Ấn Độ đến từ Việt Nam. Chính việc thay đổi hình thức vận chuyển từ đường hàng không sang đường biển đã dẫn đến việc lượng thanh long nhập khẩu vào Ấn Độ gia tăng theo cấp số nhân. Điều này đã làm giảm chi phí vận chuyển từ 150 rupi/kg xuống còn 20 rupi/kg.

Trước đây, với mong muốn thoát nghèo, ông Bằng cũng đã tổ chức sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, mãi đến năm 2012, qua tìm hiểu, ông đã mạnh dạn ký hợp đồng với Công ty cổ phần C.P Việt Nam (Bình Dương) và vay vốn ngân hàng để tổ chức chăn nuôi heo theo quy mô trang trại.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định 551/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.