Thái Nguyên: 2 Trang Trại Chăn Nuôi Theo Quy Trình VietGAHP

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 2 trang trại đang áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trên đàn lợn.
Đó là trang trại chăn nuôi lợn quy mô 1.000 - 1.500 con nái của bà Trần Thị Mai ở xóm Soi Vàng, xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên) và trang trại chăn nuôi lợn sạch siêu nạc Phú Thịnh, quy mô 2.000 - 5.000 con lợn thịt/lứa ở xóm Phúc Thành, xã Hóa Trung (Đồng Hỷ). Được biết, trong năm 2012, khi tham gia Dự án “Ứng dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh” do Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai, 2 trang trại trên đã áp dụng đúng quy trình và được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP.
Đến nay, toàn tỉnh có 600 trang trại chăn nuôi. Trong đó, quy mô chăn nuôi lợn thịt khoảng 2.500/trang trại/lứa, lợn nái khoảng 1.200 con/trang trại; chăn nuôi gà khoảng 7.000 - 8.000 con/trang trại/lứa. Theo đó, sản lượng thịt các loại năm 2013 ước đạt 88 nghìn tấn. Tuy nhiên, đến nay, sản phẩm thịt các loại chủ yếu nội tiêu là chính nên giá trị kinh tế thu được chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Do vậy, việc xây dựng được trang trại chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn VietGAHP bước đầu đã mở ra cho tỉnh cơ hội xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi khi mà người tiêu dùng có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, góp phần nâng cao hơn nữa giá trị sản xuất của ngành Chăn nuôi.
Related news

Công ty TNHH một thành viên Phúc Toàn Đức (xã Phú Hòa, huyện Định Quán, Đồng Nai) được thành lập từ tháng 8/2012. Hiện, doanh nghiệp đang đầu tư cho hàng chục nông dân ở xã Phú Hòa tham gia mô hình chăn nuôi cá - ếch - rắn, mang lại thu nhập cao.

Tính đến thời điểm này, nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) đã thả nuôi được hơn 700 ha tôm nuôi công nghiệp, đạt gần 90% chỉ tiêu kế hoạch năm, năng suất đạt trung bình từ 6 đến 6,5 tấn/ha. Cá biệt có một số hộ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và thả nuôi đúng lịch thời vụ, năng suất đạt hơn 7 tấn/ha.

Hiện Chính phủ đang thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 20 tỉnh thành và sẽ kết thúc vào tháng 6-2014. Tuy nhiên, với tình trạng trục lợi bảo hiểm xảy ra trong thời gian qua thì khả năng sau thời gian này bảo hiểm nông nghiệp khó có thể trở thành một kênh để hỗ trợ người dân.

Theo Chi cục Thú y: đợt dịch heo tai xanh xảy ra trên địa bàn tỉnh Đak Lak vừa qua đã gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi. Đã có 13 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Lak và Krông Bông) với 115 xã, 707 thôn, 2.287 hộ có dịch heo tai xanh.

Những năm gần đây, mô hình nuôi cá sấu thương phẩm được nhiều nông dân xã Định Thành (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) thực hiện vì hiệu quả và lợi nhuận khá cao. Mỗi vụ, người nuôi lãi hàng trăm triệu đồng.