Thái Lan sẽ bán 1 triệu tấn gạo cho Trung Quốc

Đây là kết quả chuyến thăm Trung Quốc tuần đầu tháng 8 vừa qua của đoàn cán bộ cao cấp Chính phủ Thái Lan. Gồm gạo Hom Mali, hoặc gạo Jasmine Thái, và gạo trắng 5% tấm, theo giá thị trường dựa trên hợp đồng Chính phủ bán cho Chính phủ.
Hồi tháng 12/2014, Thái Lan cho biết Trung Quốc sẽ mua 2 triệu tấn gạo sau khi hai nước đã ký Bản ghi nhớ nhân diễn ra Hội nghị thượng đỉnh dài hai ngày tổ chức tại Bangkok, thỏa thuận công bố hôm 10/8 vừa qua là một phần của thỏa thuận tổng thể nói trên, số còn lại sẽ bán tiếp vào tháng 9/2015.
Cũng theo ông Chatchai Sirikalya, cuối tháng 8/2015, các quan chức Chính phủ Thái Lan sẽ tới Iran để thương thảo hợp đồng tương tự bởi Iran đã có thư ngỏ ý mua gạo của Thái Lan. Thái Lan, nước XK gạo lớn thứ hai thế giới, hiên có khoảng 14,5 triệu tấn gạo đang được dự trữ theo chương trình trợ giá gạo hào phóng mà Chính phủ trước bị quân đội lật đổ tháng 5/2014 thực hiện và nay muốn bán xả số hàng này để hạn chế thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm

Hơn một tháng trở lại đây, giá heo hơi bán ra tại các gia trại trong tỉnh Đắk Lắk tăng cao. Điều này khiến nhiều hộ chăn nuôi rất phấn khởi vì nuôi heo đã có lãi. Trên đà đó, nhiều hộ đã mạnh dạn tái đàn, mở rộng quy mô chuồng trại…

Có địa hình trải dọc theo sông Chu, nhiều diện tích đất bãi phù hợp với cây ngô, trước đây bà con thường tận dụng để chăn nuôi trâu, bò theo kiểu truyền thống, phục vụ cày kéo.

Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều loài trái cây có thể xếp vào hàng đặc sản như: nhãn xuồng, mãng cầu ta, quýt đường, bưởi da xanh, thanh long… nhưng do thiếu vùng chuyên canh, chưa có hệ thống tiêu thụ hoàn chỉnh và quảng bá thương hiệu kém nên sức cạnh tranh trên thị trường rất yếu ớt.

Năm 2013, về cơ bản đã kiểm soát được dịch cúm gia cầm; vaccine cúm gia cầm hỗ trợ của Nhà nước chỉ sử dụng khoảng 2 triệu liều, còn tồn 38 triệu liều và đang làm thủ tục chuyển sang năm 2014.

Hồng giòn là một trong rất ít đặc sản chính của Đà Lạt được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận, tìm mua như một món quà không thể thiếu khi đặt chân tới miền đất này. Thế nhưng, loại đặc sản ấy ngày nay vẫn phải chịu cảnh “đứng đường”.