Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thái Lan Mong Muốn Nối Lại Đàm Phán FTA Với EU

Thái Lan Mong Muốn Nối Lại Đàm Phán FTA Với EU
Ngày đăng: 31/01/2015

Bộ Thương mại Thái Lan đang tìm cách nối lại đàm phán về Hiệp định tự do thương mại (FTA) với liên minh EU nhằm bù đắp cho những tổn thất về ưu đãi thuế quan trên thị trường này. Trên 6.200 sản phẩm Thái Lan sẽ không còn được hưởng lợi từ cơ chế ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) kể từ ngày 1/1/2015.

Đây là chính sách áp dụng cho các nước xuất khẩu nằm trong danh sách các quốc gia đang phát triển với các hạng mục thuế giảm hoặc miễn thuế khi XK hàng hóa sang EU. Nhờ đó, sản phẩm XK của Thái Lan có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước không được hưởng cơ chế này.
XK tôm đông lạnh của Thái Lan sẽ tăng gấp ba từ 4,2% lên 12%. Trong khi đó, ngành tôm của nước này vẫn đang phải đối mặt với Hội chứng tôm chết sớm (EMS). Năm 2014, Hiệp hội Thực phẩm Đông lạnh Thái Lan dự kiến sản lượng tôm nuôi của nước này chỉ có thể bằng một nửa so với sản lượng bình quân hàng năm trước đó.
Đối với cá ngừ, thuế sẽ tăng từ 18,5% lên 22%. Hiện nay, một số nước trong khối ASEAN vẫn được hưởng cơ chế GSP cho hàng hóa XK sang EU gồm Philippines, Việt Nam, Campuchia, Lào và một số nước khác như Ấn Độ và Pakistan.
Phòng Thương mại Thái Lan đang tìm kiếm các biện pháp cấp bách như đề nghị các nhà NK EU đề xuất chính quyền tạm thời hoãn thự thi chính sách thuế mới đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp từ Thái Lan cũng như áp dụng hạn ngạch cho NK.
Ngoài ra, theo quy định về xuất xứ, một số mặt hàng từ nước thứ ba, đang tạm thời được lưu kho tại Thái Lan trước khi tái XK sang EU có thể sẽ không phải chịu thay đổi về thuế suất này. Nhờ đó có thể tránh được mức thuế cao.
Một số sản phẩm chính từ Thái Lan XK sang EU sẽ không tiếp tục được hưởng GSP gồm thịt, cá, cá ngừ, tôm, cao su. Đàm phán FTA giữa EU và Thái Lan đã chính thức bị hoãn lại vào năm 2014.


Có thể bạn quan tâm

Trở thành triệu phú nhờ... liều Trở thành triệu phú nhờ... liều

Thời điểm cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Lê Anh Tuấn dám vay 300 triệu đồng vốn thương mại để đầu tư nuôi lợn, nhiều người lè lưỡi nói: “Vợ chồng nhà này bạo gan và liều thật. Nhỡ không may thất bại chỉ có nước cắp bị đi ăn xin”.

29/07/2015
Trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao Trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao

Hộ ông Lê Văn Hoàng, ông Vi Thanh Hưng (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) thu được lợi nhuận hàng chục triệu đồng nhờ việc trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao.

29/07/2015
Thu hàng trăm triệu đồng từ vùng đất hoang Thu hàng trăm triệu đồng từ vùng đất hoang

Anh Nguyễn Xuân Ánh ở thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thành công khi xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp trên diện tích đất hoang hóa với doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

29/07/2015
Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước

Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.

29/07/2015
Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.

29/07/2015