Thái Lan Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Tôm Sạch

Cơ quan đảm trách nghề tôm cá Thái Lan vừa hoàn tất kế hoạch chiến lược trong đó chú trọng áp dụng công nghệ kỹ thuật sạch trong nuôi trồng và sản xuất tôm cũng như các sản phẩm tôm có chất lượng để tăng cường xuất khẩu.
Kế hoạch dự kiến sẽ được Nội các Thái Lan thông qua này dựa trên thành công của kế hoạch thứ nhất đã tập trung vào tất cả các khâu từ nuôi trồng, chế biến và bán hàng nhằm đảm bảo chất lượng của tôm nuôi.
Nội dung chính của kế hoạch thứ hai bao gồm chương trình nâng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để đáp ứng những yêu cầu mới trên thị trường toàn cầu, mở rộng cơ sở nuôi trồng và sản xuất tôm giống, cải thiện công tác quản lý sau thu hoạch đối với các sản phẩm tôm có giá trị gia tăng, đồng thời tăng cường đầu tư vào khía cạnh nghiên cứu và phát triển ngành.
Bà Somying Piumsombun, giám đốc Vụ nghề tôm cá, cho biết kế hoạch kể trên nhấn mạnh chiến lược thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật sạch trong sản xuất các sản phẩm tôm có chất lượng không có dư lượng hóa chất hay dư lượng kháng sinh để xuất khẩu.
Ngoài ra, xứ “chùa Vàng” còn nỗ lực nâng tỷ trọng của tôm sú (black tiger prawns), tôm nước ngọt và có thêm các giống tôm nuôi khác để giảm nguy cơ dựa nhiều vào tôm (chân) trắng. Nội các Thái Lan dự kiến sẽ thông qua kế hoạch trên và khoản ngân sách trị giá 828 triệu baht (1 USD = khoảng 29 - 30 baht) vào 20 dự án trong ba năm tới nhằm phát triển hoạt động sản xuất và xuất khẩu tôm.
Thái Lan phấn đấu sản xuất 500.000 - 550.000 tấn, chủ yếu là tôm (chân) trắng, với hy vọng xuất khẩu chừng 90% mặt hàng này và đạt doanh thu 269 tỷ baht trong thời gian 2010 - 2012.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ lớn về diện tích mà Yên Bái còn có trên 4.000ha chè Shan tuyết vùng cao rất quý hiếm không phải địa phương nào cũng có. Tuy nhiên, do trồng nhỏ lẻ, phân tán cùng với công nghệ chế biến chưa hiện đại nên diện tích chè đặc sản Shan tuyết vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng, thế mạnh.

Xuất phát từ thực tế đó, vừa qua, sáng kiến mới về chiếc máy thu hoạch bắp - lúa của Công ty TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn (Địa chỉ: xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) ra đời mở ra một triển vọng mới cho việc phát triển trồng bắp lai theo hướng công nghiệp.

“Lúc mới về khu vực thôn Xuân Đông, tôi mua hơn 3ha đất đồi. Với ý định trồng tỏi, tôi thuê máy múc san ủi, cải tạo thành những diện tích vuông vắn; phía dưới tận dụng lớp đất bazan, phía trên phủ một lớp đất cát dày từ 2 - 3cm để tạo độ tơi xốp và giữ độ ẩm.

Để phát huy vai trò hệ thống đê bao vùng mía nguyên liệu đang được triển khai tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), hiện Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đang thực hiện thí điểm mô hình vuông bơm tập trung tại xã Hiệp Hưng. Tuy mới triển khai, nhưng mô hình đã được ngành chức năng và người dân địa phương đánh giá cao về tính hiệu quả và hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc giảm áp lực mía chạy lũ, nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm 2014, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) xây dựng được 18 cánh đồng mẫu lớn, gồm 13 cánh đồng mẫu sản xuất lúa và 5 cánh đồng mẫu sản xuất cây rau màu, vượt 15 cánh đồng so với kế hoạch tỉnh giao.