Thái Lan Có Thể Mất 2,24 Tỷ USD Vì Gạo Lưu Trữ Bị Hỏng

Theo các nguồn tin địa phương, gần 3 triệu tấn gạo (chiếm 17%) trong tổng 18 triệu tấn gạo dự trữ của Chính phủ Thái đã bị hư hỏng nặng, không thể dùng được cho người.
Trong bản báo cáo tuần trước của đoàn kiểm tra cho biết, đoàn đã hoàn thành việc kiểm tra 90% số kho dự trữ toàn quốc, đã phát hiện ra gần 3 triệu tấn gạo bị hư hỏng nặng không dùng được cho người nhưng có thể dùng cho các mục đích khác như sản xuất ethanol, làm thức ăn chăn nuôi hoặc các ngành công nghiệp khác.
Trong điều kiện hiện nay, lượng gạo hư hỏng dự kiến được bán với giá 2.500 – 3.000 baht/tấn trong khi giá gạo trung bình Chính phủ mua dự trữ là 28.000 – 29.000 baht/tấn. Điều này có nghĩa là Chính phủ Thái sẽ lỗ khoảng 69 – 72 tỷ baht (khoảng 2,14 – 2,24 tỷ USD) do lượng gạo bị hư hỏng này.
Trong khi đó, các nhà sản xuất ethanol lại hoài nghi về việc sử dụng loại gạo này làm nguyên liệu sản xuất. Cựu Chủ tịch Hiệp hội sản xuất Ethanol Thái cho rằng nếu dùng nguyên liệu gạo để sản xuất thì các nhà máy cần phải thay thế máy móc, loại máy chỉ phù hợp sản xuất ethanol từ sắn và mật mía. Ông này cũng lưu ý rằng sản xuất ethanol từ gạo có chi phí khoảng 48 baht/lít, cao gấp 2 lần so với từ sắn và mật mía.
Nguồn tin từ Ủy ban chịu trách nhiệm kiểm tra gạo dự trữ cho biết, chủ kho có gạo bị hư hỏng sẽ bị kiện theo hợp đồng vì không bảo quản tốt gạo trong kho của mình.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu thống kê sơ bộ Trung tâm Nông nghiệp TP.Đà Lạt, hiện nay tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) có hơn 1.100ha cà phê chè catimor bị sâu đục thân tấn công gây hại.

Một trong những giải pháp quyết định trong việc triển khai tái cơ cấu nông nghiệp, là chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây màu có thị trường hơn. Song theo thống kê của Bộ NNPTNT, hiện diện tích chuyển đổi còn rất chậm, chất lượng chuyển đổi chưa cao.

Với điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp với cây tiêu nên thời gian gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn xã Bình Quế (Thăng Bình) đã mạnh dạn đầu tư để phát triển loại cây này, tạo hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Cách đây 8 tháng, con cá tầm- loại cá có giá trị kinh tế cao đã chính thức được thả nuôi thí điểm ở huyện miền núi Sơn Tây. Thấp thỏm, lo lâu, hồi hộp từng ngày và giờ thì các cán bộ khuyến nông Sơn Tây đã có thể thở phào nhẹ nhõm với sự thành công ngoài mong đợi. Kết quả này đã mở ra nhiều triển vọng về hướng đi mới cho công tác giảm nghèo ở huyện miền núi này.

Có những cây người dân trồng thu được không quá 3kg quả/cây/vụ. Trong khi đó, cây mắc ca khi ra bói phải thu 3kg và sau đó thu được từ 15kg quả/cây/vụ mới đạt.