Thái Lan bán đấu giá 1,4 triệu tấn gạo trong tháng 7
Theo trang Tin chuyên gạo Oryza của Mỹ, Chính phủ Thái Lan hiện đang có dự kiến mở thầu quốc tế bán 1,4 triệu tấn gạo vào ngày 7/7/2015 trong nỗ lực giảm lượng gạo lưu kho quốc gia.
Theo người đứng đầu Tổng cục Ngoại thương (FTD) - nơi đảm nhận việc giao dịch, đây là phiên đấu giá thứ 4 được tiến hành trong năm 2015 và là phiên thứ 8 kể từ khi Chính phủ quân sự lên nắm quyền hồi tháng 5/2014.
Dự kiến vào ngày 3/7/2015, FTD sẽ thông báo chi tiết yêu cầu hồ sơ dự thầu cho các đối tác tiềm năng, nộp thầu ngày 6/7 và thông báo thắng thầu sẽ công bố ngay ngày hôm sau.
Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, đến nay Thái Lan đã bán được 2,94 triệu tấn gạo lưu kho trong 7 phiên đấu giá vừa qua, thu về 30, 2 tỷ baht (tương đương 894 triệu USD).
Thái Lan hiện có 16 triệu tấn gạo lưu kho quốc gia, và dự kiến sẽ xả bán 10 triệu tấn trong năm nay và 6 triệu tấn vào năm 2016 sắp tới.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2015, huyện Ngọc Lặc đặt ra mục tiêu trồng mới 800 ha rừng, hơn 20.000 cây phân tán. Để công tác trồng rừng diễn ra thuận lợi, đúng kế hoạch, thời gian qua, cùng với việc chỉ đạo các đơn vị, địa phương chuẩn bị nguồn giống bảo đảm chất lượng, huyện đã phổ biến, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện trồng cây phân tán.
Vụ chiêm-xuân 2013-2014 xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, đặc biệt là ở 2 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc luôn duy trì ở mức 0.10-5 phần nghìn khiến các trạm bơm vùng triều gặp khó khăn do nguồn nước bị xâm nhập mặn nặng, thời gian bơm bị giảm đến mức báo động, một số cống lấy nước vùng triều phải đóng cửa.
Năm 2014, Công ty CP Nông sản Phú Gia, khu D - Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa) đã sản xuất được 55.000 tấn thức ăn chăn nuôi, tăng 10% so với năm 2013, doanh thu đạt 380 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 2,2 tỷ đồng, bảo đảm việc làm cho người lao động với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng...
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2014, kim ngạch XK tôm sang thị trường Hàn Quốc đạt 318 triệu USD, tăng hơn 41% so với năm 2013. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này trong năm vừa qua với thị phần lên đến hơn 40%.
Trước thực trạng trên, huyện Nga Sơn đã xây dựng Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khắc phục tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả, đẩy mạnh phát triển kinh tế 6 xã ven biển, giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020”. Thời gian thực hiện chưa nhiều, song hiệu quả của đề án bước đầu đã được khẳng định.