Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khó quản lý hoạt động mua bán cây giống mắc ca

Khó quản lý hoạt động mua bán cây giống mắc ca
Ngày đăng: 20/04/2015

Vì sao giá cây giống mắc ca tăng vọt như vậy? Trả lời câu hỏi của phóng viên Nhân Dân điện tử, ông Đỗ Ngọc Duyên cho biết: Nguyên nhân giá cây giống mắc ca tăng mạnh là do thời gian gần đây, thông tin trên báo chí và các cuộc hội thảo về cây mắc ca cho rằng: mắc ca là “cây tỷ đô”, loại cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao nên người dân trên địa bàn tỉnh đổ xô vào trồng mắc ca, khiến nguồn giống bị thiếu hụt, lợi dụng vào đó các đơn vị, cá nhân bán cây giống đã đẩy giá lên để kiếm lời. Trong khi đó, cho đến nay ngành nông nghiệp tỉnh vẫn chưa khẳng định được tính hiệu quả của cây mắc ca nên việc người dân đổ xô vào trồng cây mắc ca sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trước tình hình giá cây giống mắc ca tăng mạnh, Sở NN&PTNT Đác Nông đã tiến hành kiểm tra, rà soát diện tích trồng cây mắc ca trên địa bàn toàn tỉnh. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh các tổ chức, cá nhân đã trồng được hơn 700 ha cây mắc ca bằng các nguồn vốn từ Chương trình khuyến nông quốc gia, nông thôn mới; dự án hỗ trợ phát triển vùng biên giới, dự án 3EM; doanh nghiệp và người dân trồng tự phát… tập trung chủ yếu tại các huyện Tuy Đức, Đác Mil, Đác R’lấp, Đác Glong, Đác Song và thị xã Gia Nghĩa.

Do mắc ca là cây lâm nghiệp có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài, giá trị kinh tế cao nên thời gian qua tại một số địa phương đã xuất hiện hiện tượng phát triển tự phát diện tích cây mắc ca sử dụng giống không rõ nguồn gốc, chất lượng, xuất xứ rõ ràng và không phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển cây mắc ca của tỉnh. Trong khi đó, cây mắc ca đòi hỏi về chọn giống, sinh thái, điều kiện đất đai, khí hậu (như nhiệt độ, chế độ mưa, gió), độ cao… và kỹ thuật trồng, chăm sóc phải tuân thủ kỹ thuật nghiêm ngặt…

Trước tình trạng cây giống mắc ca được bán tràn lan trên thị trường và lợi dụng vào nhu cầu cây giống trong nhân dân tăng cao, một số đối tượng đã đưa các loại cây giống không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng về bán để trục lợi.

Trong khi đó, công tác kiểm tra, quản lý hoạt động mua bán cây giống mắc ca trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, vì người dân trực tiếp đi mua tại các cơ sở bán cây giống ngoài tỉnh mang về trồng, đồng thời một số đơn vị, cá nhân trong và ngoài tỉnh mua cây giống rồi chở thẳng về vườn, rẫy giao cho người dân trồng nên không thể kiểm soát hết.

Vì vậy, nhằm hạn chế những thiệt hại về kinh tế cho người dân, Sở NN&PTNT tỉnh Đác Nông đã đưa ra những khuyến cáo, hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca trên địa bàn.

Theo đó, về giống chỉ trồng cây giống được ghép từ những giống đã được Bộ NN&PTNT công nhận. Đến thời điểm hiện nay, Bộ NN&PTNT đã công nhận chín giống mắc ca tiến bộ kỹ thuật gồm giống: 842, 741, 900, 800, 695, OC, 246, 816, 849, đặc biệt là các giống đã được khảo nghiệm tại Tây Nguyên như giống 246, 816, OC,849 và chỉ nên mua giống tại những đơn vị có uy tín về sản xuất giống mắc ca, có địa chỉ rõ ràng. Trên một vườn trồng mắc ca nên chọn từ hai đến ba giống khác nhau để các giống thụ phấn chéo khi ra hoa giúp tăng năng suất, sản lượng.

Ngoài ra, Sở NN&PTNT cũng khuyến cáo, trước mắt chỉ trồng mắc ca tại khu vực được quy hoạch trên địa bàn huyện Tuy Đức, còn các huyện khác và thị xã Gia Nghĩa chỉ trồng khảo nghiệm, trồng thí điểm, đến khi có quy hoạch và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn thuộc Sở NN&PTNT thì mới được mở rộng diện tích.

Về thời gian trồng thích hợp khoảng tháng 5, 6 và kết thúc trồng trước ngày 15-8 hằng năm. Mắc ca có thể trồng thuần nhưng tốt nhất nên trồng xen với các loại cây trồng khác như cà-phê, cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày khác…

Cũng theo ông Đỗ Ngọc Duyên, ngoài những khuyến cáo cho nông dân không nên ồ ạt trồng cây mắc ca mà chỉ trồng theo quy hoạch của tỉnh, Sở NN&PTNT sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp các ngành liên quan và các địa phương tiến hành kiểm tra chặt chẽ hoạt động mua bán các loại giống cây trồng trên địa bàn, nhất là giống cây mắc ca, nếu phát hiện những đơn vị, cá nhân nào bán cây giống không bảo đảm chất lượng, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.


Có thể bạn quan tâm

Đi Tìm Nguyên Nhân Ngô Ra Bắp Nhưng Không Có Hạt Đi Tìm Nguyên Nhân Ngô Ra Bắp Nhưng Không Có Hạt

Sau khi Báo Cao Bằng đăng tải bài viết ra ngày 9/7/2014 “Nhiều diện tích ngô ra bắp nhưng không có hạt” tại tổ 10 phường Hòa Chung (Thành phố), chúng tôi tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân vì sao có tình trạng giống ngô NK 4300 xảy ra hiện tượng cây ra nhiều bắp nhưng không có hạt hoặc kết hạt kém...

22/08/2014
Nước Lũ Đe Dọa Hàng Trăm Bè Cá Điêu Hồng Ở Vĩnh Long Nước Lũ Đe Dọa Hàng Trăm Bè Cá Điêu Hồng Ở Vĩnh Long

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long khuyến cáo các hộ nuôi cá bè ven đầu cồn thuộc ấp An Long, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long gần khu vực cầu Mỹ Thuận cần di dời khẩn cấp các lồng bè để tránh nước lũ từ thượng nguồn đổ về gây thiệt hại.

03/09/2014
Gian Nan Phát Triển Cá Bống Bớp Nghĩa Hưng (Nam Định) Gian Nan Phát Triển Cá Bống Bớp Nghĩa Hưng (Nam Định)

Theo ông Trần Đức Vượng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) - cá bống bớp đã được huyện xác định là một trong những sản phẩm chủ lực của nghề nuôi thủy sản tại địa phương. UBND huyện đã hỗ trợ bà con mở rộng diện tích nuôi, thâm canh, đồng thời chỉ đạo xúc tiến xây dựng thương hiệu Cá bống bớp Nghĩa Hưng.

03/09/2014
Khởi Sắc Kinh Tế Tập Thể Khởi Sắc Kinh Tế Tập Thể

Mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách, nhưng thời gian qua lĩnh vực kinh tế tập thể (KTTT) của tỉnh từng bước thay đổi diện mạo. Dấu hiệu khởi sắc đáng ghi nhận là những năm qua đã xuất hiện nhiều mô hình mới, hợp tác xã (HTX) điển hình tiên tiến, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

22/08/2014
Cần Sớm Khắc Phục Những Tồn Tại, Khó Khăn Trong Phát Triển Thuỷ Sản Cần Sớm Khắc Phục Những Tồn Tại, Khó Khăn Trong Phát Triển Thuỷ Sản

Những con số trên đã cho thấy sản lượng thuỷ sản của tỉnh không ngừng tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngành thuỷ sản đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tạo những mô hình sản xuất mới cho nông dân địa phương học tập; xoá đói giảm nghèo.

03/09/2014