Thả Nuôi Trên 2.000ha Cá Ruộng Thay Lúa Vụ 3

Tính đến nay, nông dân Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã thả nuôi được hơn 2.100ha cá ruộng thay cho vụ lúa Thu đông, tăng 500ha so với năm 2012, tập trung ở những vùng trũng như: xã Hòa An, Hiệp Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú… Ngoài việc nuôi cá, nhiều nông dân còn trồng ấu hoặc sen để tăng thu nhập.
Theo ngành nông nghiệp huyện, mô hình này có nhiều ưu thế hơn so với làm lúa vụ 3. Thời gian tới, ngành nông nghiệp từng bước thực hiện khép kín đê bao, khoanh vùng vận động nhân dân chuyển đổi nuôi cá trong ruộng lúa thay đổi tập quán độc canh cây lúa, giúp tăng thu nhập cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Từ một hộ nghèo ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, bằng sự chăm chỉ và mạnh dạn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, mô hình nuôi dê và lợn rừng của gia đình anh nông dân Lương Văn Say đã đem lại hiệu quả kinh tế cao

Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.

Khi phát hiện ao nuôi có dấu hiệu bệnh đốm trắng, bệnh Taura hoặc tôm chết không rõ nguyên nhân thì người nuôi nhanh chóng đóng kín cửa cống, tuyệt đối không tự ý xả thải nước, tôm chết trong ao ra ngoài môi trường tự nhiên

Thông tin từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến nay Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu 3,6 triệu tấn gạo, tăng 600.000 tấn so với thời điểm cuối tháng 3 vừa qua.

Lúa là cây trồng chủ lực tại vùng ĐBSCL, nhưng do diện tích bình quân mỗi hộ quá nhỏ, thu nhập của nông dân còn thấp nên phải tìm cách nâng giá trị hạt gạo để cải thiện đời sống người dân. Đó là ý kiến của GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo, tại buổi gặp gỡ báo chí mới đây sau khi tham quan cánh đồng lúa theo tiêu chuẩn Global GAP tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.