Thả hơn 1 vạn cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên
Ngày 27-8, tại xã Quỳnh Phú (Gia Bình - Bắc Ninh), Chi cục Thủy sản tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản và thả cá giống bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Thả cá giống bổ sung góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Với mục đích bổ sung nguồn lợi thủy sản nhằm góp phần phục hồi và phát triển đa dạng hóa các loài thủy sản trong các thủy vực tự nhiên, nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ, tái tạo, duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản, trong đợt thả cá này đã có hơn 1 vạn con cá giống các loại được thả bổ sung ra môi trường tự nhiên tại khu vực sông Móng, đoạn qua địa phận các xã Quỳnh Phú, Xuân Lai (huyện Gia Bình).
Số cá giống thả bổ sung lần này khỏe mạnh, được chọn mua từ những trại giống có uy tín, đủ sức sống và thích ứng với thời tiết, nguồn nước bên ngoài.
Đây là năm thứ 2 tỉnh Bắc Ninh thả cá giống bổ sung ra môi trường, là việc làm có ý nghĩa to lớn trong việc phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Để tái tạo hiệu quả và bảo vệ an toàn nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên, ngoài ý thức người dân còn đòi hỏi sự vào cuộc của các ngành, chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn, xử lý những hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường, xử phạt những trường hợp khai thác triệt tiêu nguồn lợi thuỷ sản nhằm trả lại môi trường sống cho các loài thuỷ sinh, tái tạo bền vững nguồn tài nguyên này.
Có thể bạn quan tâm
Ông Lê Huy Ngoạn ở thôn Trân Tảo, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm (Hà Nội) là một trong số nông dân hiếm hoi đạt được hai cái nhất. Đó là nuôi cá sinh sản, cá giống giỏi nhất và trồng ổi Đài Loan đạt hiệu quả kinh tế cao nhất vùng.
Trong những ngày đầu tháng 8/2013, Trung tâm khuyến nông - Khuyến ngư kết hợp với Phòng Kinh tế TP Cà Mau chọn 2 ấp Tân Hiệp và Tân Thuộc, xã An Xuyên làm điểm chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn năm 2013.
Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 là thời điểm bà con nông dân ở Chí Linh bước vào vụ thu hoạch na. Gia đình bà Mai Thị Khánh, ở thôn Tân Tiến là một trong những hộ trồng na khá sớm ở xã Hoàng Tiến. Từ năm 2001, khi cây vải giảm giá trị kinh tế, vợ chồng bà đã mạnh dạn chuyển sang chuyên canh trồng cây na dai.
Bưởi da xanh và bưởi năm roi rất phù hợp với vùng đất thổ nhưỡng ở đây, năng suất bình quân đạt 18 tấn/ha. Với giá cao và ổn định như thời điểm hiện nay, sau khi trừ chi phí, người trồng bưởi thu lãi khoảng 300 triệu đồng/ha.
Bằng quyết tâm của mình, anh Võ Viết Dũng (xã Hải Thái, Gio Linh, Quảng Trị) đã vượt lên đói nghèo, và giờ đây có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.