Cà Mau Mở Rộng Chương Trình Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử cho biết, sau thời gian thí điểm thành công chương trình bảo hiểm nông nghiệp, tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh chương trình theo hướng mở rộng quy mô cả hộ tham gia và diện tích đất sản xuất.
Tại Cà Mau, có hai lĩnh vực được ưu tiên bảo hiểm là cây lúa và con tôm.
Do đây là chương trình mới nên Cà Mau đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá nhằm làm cho người dân hiểu được lợi ích khi tham gia bảo hiểm, nhất là khi sản xuất gặp rủi ro do thời tiết, thiên tai gây hại.
Chương trình mới bắt đầu triển khai cuối tháng 1/2013 nhưng đến nay toàn tỉnh đã có 1.200 hợp đồng bảo hiểm với tổng diện tích gần 500 ha, tổng giá trị bảo hiểm lên tới 275 tỷ đồng. Thực tế đã có 87 hộ nuôi tôm bị thiệt hại, được bồi thường số tiền lên tới 5 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thanh Tâm, một nông dân nuôi tôm ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân chia sẻ, tháng 2 vừa qua, gia đình ông nuôi tôm bị mất trắng do nắng hạn, ông được bảo hiểm bồi thường 22 triệu đồng, đủ bù đắp cho chi phí đầu tư mà không bị lỗ.
Theo Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau, ông Trần Hoàng Chen, lúc đầu bà con còn e dè do chưa hiểu hết quyền lợi của người tham gia bảo hiểm nhưng khi trong xã có vài hộ tham gia được bồi thường, nhiều hộ khác đã hưởng ứng. Hiện nay, số lượng nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp đang ngày càng tăng.
Được biết, theo Quyết định 315/QĐ-TTg, Cà Mau là 1 trong 21 tỉnh thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT, ngành chăn nuôi của BR-VT hiện nay phát triển mạnh, nguồn cung các loại gia súc và gia cầm khá dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Tết. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được ngành nông nghiệp chú trọng thực hiện trong thời gian qua.

Khoảng 90% sản lượng hạt mắc ca được dùng trong ngành thực phẩm và giá trị cao của loại hạt này đang hứa hẹn sẽ trở thành một nguồn thu đáng kể cho Việt Nam.

Sau khi đạt sản lượng kỷ lục giúp giá trị xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm kết thúc vào tháng 12/2014 tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, ngành tôm nước này đang lo ngại dịch bệnh tôm RMS (Running Mortality Syndrom) có khả năng hoành hành trong năm mới.

Theo lập luận của VSSA, ở vụ 2014-2015, dự báo tổng nguồn cung đường sẽ là 2 triệu tấn. Con số này chưa kể số NK không chính thức và nhập lậu mà ngành đường đang phải chống chọi rất vất vả. Trong khi đó, mức tiêu thụ năm 2015 sẽ rơi vào khoảng 1,3-1,4 triệu tấn. Như vậy, cả nước sẽ dư thừa trên 600.000 tấn đường. Dư thừa sẽ dẫn đến giảm giá đường. Giảm giá sẽ dẫn đến giảm giá thu mua mía của bà con nông dân.

Những ngày qua, giá lúa IR50404 tại tại một số huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp được nông dân bán tại ruộng dao động ở mức 4.000 - 4.300 đồng/kg, lúa chất lượng cao 4.400 - 4.500 đồng/kg, lúa thơm 4.700 - 4.750 đồng/kg. So với vụ Thu Đông 2014 vừa qua, bình quân giá lúa các loại giảm từ 600 - 700 đồng/kg và thấp hơn cùng thời điểm năm ngoái từ 500 - 600 đồng/kg.