Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tay Trắng Dựng Cơ Nghiệp, Thu Nhập Trên 300 Triệu Đồng/năm

Tay Trắng Dựng Cơ Nghiệp, Thu Nhập Trên 300 Triệu Đồng/năm
Ngày đăng: 20/08/2013

Bằng quyết tâm của mình, anh Võ Viết Dũng (xã Hải Thái, Gio Linh, Quảng Trị) đã vượt lên đói nghèo, và giờ đây có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Sinh ra ở vùng quê nghèo Hải Trường, năm 1975, thực hiện chủ trương xây dựng kinh tế mới của địa phương, anh cùng gia đình lên Hải Thái khai hoang, lập nghiệp.

Năm 1982, anh cưới vợ, ra ở riêng. Năm 1985, anh vay ngân hàng, bà con lối xóm để đầu tư nuôi lợn, nhưng do thiếu kiến thức nên gần 100 con lợn của anh chết hết. Vỡ nợ, vợ chồng anh đành gửi 3 con thơ cho ông bà nội để vào Sài Gòn làm công nhân với quyết tâm kiếm tiền trả nợ và sẽ quay về quê hương làm giàu.

Năm 2007, anh về quê. Vay tiền ngân hàng cộng thêm vốn kiến thức học hỏi được trong những năm sống ở Sài Gòn, anh tiếp tục nuôi 200 con lợn thương phẩm. “Những ngày đầu tôi cũng lo lắm, lỡ lợn lại chết như ngày trước thì cuộc đời coi như không còn đường cứu vãn”- anh Dũng nhớ lại.

Sau 2 năm, khi đã có số vốn hòm hòm trong tay nhờ chăn nuôi lợn, anh vay thêm tiền mua 4,5ha đất để trồng cao su, đồng thời thu mua mủ cao su cho bà con địa phương.

Từ hai bàn tay trắng, giờ đây Võ Viết Dũng đã có trong tay cơ ngơi đáng nể, gồm 4,5ha cao su tiểu điền bắt đầu cho khai thác, với thu nhập trên 120 triệu đồng/năm; 200 con lợn, mỗi năm xuất chuồng trên 40 tấn thịt, thu hơn 100 triệu đồng. Đại lý thu mua mủ cao su cũng đem về cho anh gần 110 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, anh còn mở một cửa hàng tạp hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của bà con trong thôn. Mỗi năm cửa hàng tạp hóa cũng đem về cho vợ chồng anh lợi nhuận gần 10 triệu đồng. Nhiều năm liền anh được UBND xã, huyện tặng bằng khen, giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.

Anh được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Ông Nguyễn Nhuận - Chủ tịch Hội ND xã Hải Thái tự hào: “Không những làm kinh tế giỏi, anh Dũng còn thường xuyên giúp đỡ, hướng dẫn bà con trong xã kỹ thuật nuôi lợn, vốn làm ăn”.

Bà con muốn học kinh nghiệm làm giàu của anh Dũng, liên hệ số điện thoại: 01673688723.


Có thể bạn quan tâm

Tạo Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội Tạo Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội

Là huyện trọng điểm về phát triển KT – XH, QP – AN của tỉnh, huyện Điện Biên có 25 xã (trong đó 12 xã biên giới), 463 thôn, bản và 154km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.

22/11/2014
Xúc Tiến Thương Mại Mô Hình Canh Tác Xoài Đủ Điều Kiện Sản Xuất An Toàn Xúc Tiến Thương Mại Mô Hình Canh Tác Xoài Đủ Điều Kiện Sản Xuất An Toàn

Theo ông Huỳnh Thanh Bá, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương cho biết: “Hiện tại, nhu cầu từ phía khách hàng Hàn Quốc rất lớn, vì vậy từ đây đến tháng 2 âm lịch, HTX sẽ bao tiêu xoài cát chu cho bà con mức giá 25 ngàn đồng/kg, loại 4 trái/kg. Hiện HTX đã tìm được các đối tác thu mua xoài ghép cho bà con với mức giá cao, ổn định. HTX đang tiến hành thông tin đến các xã trong huyện để bà con nhà vườn thực hiện bao trái, nắm số lượng và thông tin cho khách hàng”.

22/11/2014
Cá Tầm... Lên Núi Cá Tầm... Lên Núi

Cá tầm đã được nuôi ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng với tỉnh Quảng Ngãi thì đây là mô hình đầu tiên được nuôi tại huyện miền núi Sơn Tây. Mô hình do Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây thực hiện và được kỳ vọng sẽ mở ra triển vọng về một giống vật nuôi mới mang lại nhiều thay đổi hữu ích cho cuộc sống người dân.

22/11/2014
Giá Heo Giống Tăng Đột Biến Vui Trước, Lo Sau Giá Heo Giống Tăng Đột Biến Vui Trước, Lo Sau

Chỉ vào đàn heo sữa 14 con vừa được 32 ngày tuổi, bà Nguyễn Thị Xanh ở xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành) cho biết: “Mấy hôm nay thương lái cứ ra vào ngắm heo, rồi hỏi mua với giá 750.000 đồng/con nhưng tôi chưa chịu bán. Tôi tính để thêm một tuần nữa, thế nào nó cũng được trên 800 ngàn đồng/con”.

22/11/2014
Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Làng Nghề Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Làng Nghề

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 50 làng nghề và ngành nghề sản xuất tập trung, trong đó có 10 làng nghề và ngành nghề truyền thống được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận. Một số sản phẩm như nước mắm, chè vằng, tiêu Cùa, rượu Kim Long… đã có thương hiệu thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 6.800 lao động làm việc trong các làng nghề và ngành nghề tập trung mỗi năm tạo ra giá trị sản phẩm hàng trăm tỷ đồng.

22/11/2014