Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khá Lên Nhờ Mạnh Dạn Đầu Tư

Khá Lên Nhờ Mạnh Dạn Đầu Tư
Ngày đăng: 19/03/2014

Nuôi bò sữa ở vùng ngoại thành TPHCM đạt hiệu quả khá cao. Nhưng do tốc độ đô thị hóa và lao động ngày càng khan hiếm, nên người nuôi bò sữa TP từng bước cơ giới hóa các khâu. Giờ đây, các hộ nuôi bò sữa bắt đầu thấy rõ lợi ích việc sử dụng thiết bị khâu vắt sữa.

Hiệu quả từ việc dùng máy vắt sữa đem lại sản lượng sữa tăng thêm bình quân 0,5kg sữa/con/ngày. Ông Lê Văn Trung (huyện Củ Chi) cho biết, nhờ sử dụng máy vắt sữa, không chỉ giảm được lao động mà còn bảo đảm sữa không bị lây nhiễm vi sinh, giá sữa được mua cao hơn. Với 8 bò vắt sữa thu lợi khoảng 13,4 triệu đồng/chu kỳ. Không chỉ đầu tư vào khâu cơ giới chăn nuôi, ngay cả trồng cỏ dinh dưỡng cho bò cũng được người chăn nuôi lưu tâm thay vì phải mua như trước.

Anh Phạm Văn Vũ (xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi) quyết định cải tạo lại chuồng trại cho thông thoáng, trang bị thêm máy vắt sữa, máy rửa thiết bị vắt, máy băm thái cỏ, xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải và làm chất đốt nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường; trồng thâm canh 1ha cỏ giống VA06 và Mulato II để cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn bò 20 con (có 10 con đang cho sữa), trung bình mỗi con cho 15kg sữa/ngày, giá bán sữa cho Công ty FrieslandCampina bình quân 10.500 - 11.000 đồng/kg, lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng/năm/con sau khi trừ chi phí.

Chủ trại Vũ Phương Bình (xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi), với đàn bò hơn 100 con, đang lập dự án vay khoảng 10 tỷ đồng để cải tạo chuồng trại, lắp đặt thiết bị trộn và phân phối thức ăn hỗn hợp đến tận chuồng cho bò ăn để nâng đàn lên gấp 2 - 3 lần so với hiện nay.

Có thể nói, nghề nuôi bò sữa hiện nay gặp nhiều thuận lợi, nhất là giá thu mua sữa được điều chỉnh giúp người nuôi bò sữa lãi khoảng 20%. Ông Nguyễn Văn Cảm, Phó phòng Kinh tế huyện Củ Chi nhận định, những năm gần đây nghề nuôi bò sữa phát triển mạnh, với đàn bò sữa hơn 58.000 con, trở thành huyện trọng điểm chăn nuôi bò sữa, chiếm gần 60% tổng đàn bò sữa TP. Trong chăn nuôi nói chung và bò sữa nói riêng, đầu ra ổn định lâu dài và có lợi là yếu tố rất quan trọng đối với bà con nông dân. Hai công ty Vinamilk và FrieslandCampina VN thu mua sữa nguyên liệu với giá cao, nông dân có lời, luôn ổn định, giúp bà con an tâm chăn nuôi sản xuất.

Qua thực tiễn phát triển đàn bò sữa của các hộ tham gia thực hiện mô hình “chăn nuôi bò sữa hoàn chỉnh” tại xã Trung An, An Nhơn Tây, Phước Thạnh, Trung Lập Hạ (huyện Củ Chi) do Trạm Khuyến nông Củ Chi triển khai, cho thấy ngoài việc tăng cường chọn lọc, cơ cấu giống tốt thì việc cơ giới hóa khâu quản lý chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò được nông dân tìm hiểu và hưởng ứng nhiệt tình.

Với giá thu mua sữa tươi nguyên liệu ở mức từ 13.000 đồng đến gần 15.000 đồng/kg, người nuôi bò sữa yên tâm với nghề chăn nuôi của mình.


Có thể bạn quan tâm

Xuống Giống Tập Trung Né Rầy Trên Lúa Vụ Thu Đông Xuống Giống Tập Trung Né Rầy Trên Lúa Vụ Thu Đông

Theo đó, sau khi thu hoạch lúa hè thu, nông dân tiến hành làm đất sớm, vệ sinh đồng ruộng thật kỹ. Đồng thời, tập trung xuống giống né rầy 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 1 đến 8-8 (nhằm ngày 25-6 đến 2-7 âm lịch); đợt 2 từ ngày 22 đến 31-8 (nhằm ngày 16 đến 25-7 âm lịch).

03/08/2013
Khóc Ròng Vì Cá Điêu Hồng Chết Đột Ngột Ở Đồng Tháp Khóc Ròng Vì Cá Điêu Hồng Chết Đột Ngột Ở Đồng Tháp

Gần 1 tuần nay, ở Đồng Tháp, nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Đốc Binh Vàng, đoạn từ ấp Nam, xã Tân Thạnh đến cồn Phú Mỹ, thị trấn Thanh Bình đang rất hoang mang trước tình trạng cá điêu hồng bị chết một cách bất thường, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân.

21/11/2012
Trồng Cà Tím Giống Mới Lãi 200 Triệu Đồng/ha Trồng Cà Tím Giống Mới Lãi 200 Triệu Đồng/ha

Thời gian gần đây, cà tím giống mới của Thái Lan VIOLET KING 252 cho năng suất cao, được bà con nông dân ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, trồng khá phổ biến. Nhờ trồng loại cây này nhiều gia đình đã giàu lên, tiêu biểu là hộ anh Bùi Đình Tuấn, hiện ở khu phố 4, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, với diện tích 3 ha trồng cà tím, thu nhập 600 triệu đồng.

23/06/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Nhện Ở Bình Dương Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Nhện Ở Bình Dương

Nhắc đến tên của loài rắn này, không ít người nghĩ rằng đây là loài rắn độc, rất khó gần chứ nói gì đến việc thuần chủng, nuôi nhốt. Vậy mà hiện tại, nhiều hộ dân ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát (Bình Dương) đã chọn nuôi bởi lợi nhuận rất cao. Tính trung bình, người nuôi lãi ròng khoảng 1 triệu đồng/con/năm.

26/11/2012
Người Giúp Đất Nghèo Chuyển Mình Người Giúp Đất Nghèo Chuyển Mình

Ở bản Xốp Thập, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn, Nghệ An) nhiều người đều thầm cảm ơn ông Kha Văn Phon, Trưởng bản vì với tư cách Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông đã giúp bà con tiếp cận với đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng dễ dàng hơn, từ đó có điều kiện cải thiện cuộc sống. Không những thế, ông còn là một gương điển hình làm kinh tế giỏi, xứng đáng để bà con trong bản học tập.

23/06/2013