Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Trồng Xen Canh Tại Huyện Lấp Vò

Khai thác tốt tiềm năng đất đai trong trồng trọt và chăn nuôi đã giúp nhiều nông dân huyện Lấp Vò tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích canh tác. Điển hình như hộ ông Phạm Quang Tuyến ở ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung với mô hình nuôi cá lóc, cá thác lác cườm kết hợp trồng xen canh mít thái trên bờ ao đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Qua thử nghiệm nhiều mô hình kém hiệu quả, năm 2009 ông Phạm Quang Tuyến quyết định chọn mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp làm bước đi tiếp theo, mới đầu ông nuôi thử nghiệm 20 ngàn con, sau đó tăng lên 50 ngàn rồi 100 ngàn con.
Thấy có hiệu quả, năng suất cao, ông Tuyến tiếp tục mở rộng diện tích và số lượng, trung bình ông thả nuôi 170 ngàn con giống/4.000m2 đất, sau 5 - 6 tháng nuôi, trồng cho thu hoạch khoảng 60-70 tấn. Từ mô hình nuôi cá lóc thành công, ông Tuyến tiếp tục mài mò suy nghĩ và mở rộng nuôi thêm cá thác lác cườm kết hợp cá sặc rằn.
Năm nay nước lũ ít, nguồn lợi thủy sản tự nhiên khan hiếm nên giá bán khá cao, cá lóc có giá từ 41.000 - 46.000 đồng/kg, cá thác lác cườm từ 59.000 - 62.000 đồng/kg, cá sặc rằn loại 6 con/kg giá bán 65.000 đồng, mỗi đợt thu hoạch ông xuất ra thị trường hàng chục tấn cá thương phẩm. Ngoài ra, ông còn tận dụng diện tích bờ ao trồng trên 1.000 gốc mít thái, giá bán hiện nay khoảng 6.000 đồng/kg, mỗi năm mỗi cây cho thu hoạch khoảng 100kg.
Mô hình nuôi trồng xen canh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng còn tùy thuộc vào điều kiện mùa vụ và nhu cầu thị trường. Thiết nghĩ, người nông dân cần biết chọn thời điểm và mô hình kinh tế phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế, tránh trường hợp nuôi trồng ồ ạt, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, sản phẩm xuất ra thị trường bị mất giá.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187B76/Hieu_qua_tu_mo_hinhnuoi_trong_xen_canh_tai_huyen_Lap_Vo.aspx
Có thể bạn quan tâm

Đầu tư hơn 50 triệu đồng chi phí giống và vật tư ban đầu, sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn thanh long ruột đỏ của gia đình bà Lê Thị Nguyệt, ở khu phố 3, phường 1, thị xã Quảng Trị đã bắt đầu cho thu hoạch với năng suất, sản lượng cao. Bà Nguyệt ước tính dự kiến vụ này sẽ thu về gần một tấn quả, lợi nhuận từ loại cây trồng kinh tế này mang lại cho gia đình nguồn thu đáng kể.

Hiện một ký cá, tôm phải chịu gần 10 loại phí khác nhau trước khi lên tàu xuất khẩu đi các thị trường - đó là ý kiến phản ánh của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) trong công văn gửi Bộ Công thương.

Mấy ngày này, đi từ hướng thành phố Tây Ninh về Bến Cầu, vừa qua cầu Gò Chai chừng trăm mét, nhìn hướng tay phải tỉnh lộ 786, nhiều người thấy một vùng xanh um điên điển, lại thấy lấp loá ánh vàng của những chùm hoa vừa nở. Nếu để ý kỹ, người qua đường sẽ thấy vùng điên điển này gồm nhiều hàng thẳng tắp, như được trồng tỉa chứ không phải mọc tự nhiên trong mùa nước nổi như một số nơi khác.

Theo một số hộ dân ở Cam Lâm (Khánh Hòa), nuôi sá sùng kết hợp với một vài đối tượng khác trong ao không mất nhiều công chăm sóc và chi phí, lại có thêm thu nhập. Tuy nhiên, họ chưa mặn mà bởi không chủ động được khâu thu hoạch...

Ông Lê Minh Đồng ở ấp Bào Cỏ, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo không chỉ là một hội viên cựu chiến binh gương mẫu mà còn làm kinh tế giỏi. Từ phát triển mô hình kinh tế chăn nuôi heo, mỗi năm gia đình ông thu nhập được hàng trăm triệu đồng.