Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Nguyên Có Thể Đạt Sản Lượng 1 Triệu Tấn Càphê

Tây Nguyên Có Thể Đạt Sản Lượng 1 Triệu Tấn Càphê
Publish date: Thursday. April 12th, 2012

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nếu thời tiết thuận lợi như hiện nay, niên vụ 2012 – 2013, các tỉnh Tây Nguyên có khả năng đạt sản lượng từ 1 triệu tấn càphê nhân trở lên.

Hiện nay, các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê ở Tây Nguyên đang tập trung nguồn lực chăm sóc gần 522.900 ha càphê đang trong thời kỳ đậu quả, nuôi hạt.

Vào những ngày cuối tháng Ba và đầu tháng Tư trở lại đây, các tỉnh Tây Nguyên thường xuyên có các trận mưa dông lớn, kéo dài trên diện rộng đã giúp cho các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng chi phí đầu tư cho việc tưới nước từ 1 đến 2 đợt cho cây càphê.

Không như các năm trước đây, hiện nay, các nông hộ, các doanh nghiệp đã đưa cơ giới vào làm cỏ cho gần 100% diện tích cây càphê không những tăng năng suất mà chất lượng khâu làm cỏ cũng sạch hơn.

Có mưa, đất ẩm, các doanh nghiệp, nông hộ cũng tổ chức bón phân NPK chuyên dụng cân đối cho cây càphê, từ bón gốc đến phun trên lá, nhất là đối với diện tích càphê kinh doanh cho thu hoạch nhằm tăng dinh dưỡng để kết trái, nuôi dưỡng trái non.

Đặc biệt, các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng còn tận dụng các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, vỏ trấu càphê để sản xuất được hàng chục ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh bón thêm cho cây càphê.

Các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê ở Tây Nguyên cũng đã sử dụng các loại thuốc đặc trị, tổ chức phun vào những thời điểm thích hợp nên cũng đã hạn chế được các loại sâu bệnh hại, nhất là các loại rệp sáp hại hoa, hại quả non, mọt đục cành, rỉ sắt, khô cành... Nhờ chăm sóc tốt, nên hiện nay, phần lớn diện tích càphê ở Tây Nguyên phát triển khá tốt.

Related news

Giá Măng Cụt Thấp Nhất Từ Trước Đến Nay Giá Măng Cụt Thấp Nhất Từ Trước Đến Nay

Ông Huỳnh Văn Hòa cũng cho biết, năm nay măng cụt Chợ Lách ngon, chất lượng hơn mọi năm, rất ít quả bị xì mủ, bị sượng bởi lượng mưa đầu mùa ít; các hộ nông dân đã chủ động đốn bỏ cây măng cụt cho quả bị mủ để trồng chôm chôm nên số lượng này không bị trà trộn chung với măng cụt ngon.

Saturday. June 21st, 2014
Phân Bón Giả Khó Kiểm Soát - Vì Sao? Phân Bón Giả Khó Kiểm Soát - Vì Sao?

Sáng 18/6, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì hội thảo Quốc gia triển khai Nghị định 202 về quản lý phân bón của Chính Phủ và chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Hội thảo có sự tham gia của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân các tỉnh, thành và Hiệp hội phân bón Việt Nam.

Saturday. June 21st, 2014
Trên 1.200 Cơ Sở Cam Kết Không Thu Mua, Chế Biến Tôm Chứa Tạp Chất Trên 1.200 Cơ Sở Cam Kết Không Thu Mua, Chế Biến Tôm Chứa Tạp Chất

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm chứa tạp chất tỉnh Cà Mau, qua công tác rà soát và tuyên truyền vận động, trên 1.200 cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thuỷ sản trong tỉnh ký cam kết không thực hiện hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và không thu mua, sơ chế, vận chuyển, kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Ðồng thời, có trên 20 doanh nghiệp ký cam kết không thu mua, chế biến tôm có chứa tạp chất.

Wednesday. November 26th, 2014
Đề Nghị Lập Trung Tâm Phân Tích Chất Lượng Gạo Chuẩn Quốc Tế Đề Nghị Lập Trung Tâm Phân Tích Chất Lượng Gạo Chuẩn Quốc Tế

Đó là đề xuất của ông Lê Minh Trượng, giám đốc Công ty lương thực Sông Hậu, tại cuộc họp với lãnh đạo TP Cần Thơ về giải quyết hàng tồn kho ngày 19/6.

Saturday. June 21st, 2014
Nông Dân Huyện U Minh Phát Triển Mô Hình Nuôi Rắn Ri Tượng Nông Dân Huyện U Minh Phát Triển Mô Hình Nuôi Rắn Ri Tượng

Hiền tính, dễ nuôi, phù hợp với điều kiện ở địa phương nên rắn ri tượng là loài động vật đang được người dân trong huyện U Minh lựa chọn để tạo thêm nguồn thu nhập, có không ít hộ giàu lên từ loài vật nuôi này. Hiện nay một số địa phương cũng hình thành tổ nuôi rắn, với quy mô hàng chục hộ liên kết nhau, số lượng rắn lên đến vài trăm con. Việc thành lập tổ nuôi rắn còn giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm và dễ tìm đầu ra với số lượng lớn, giúp người nuôi an tâm.

Wednesday. November 26th, 2014