Tập trung xuất khẩu hàng nông sản thế mạnh
Nông sản là hàng hóa xuất khẩu chủ lực của tỉnh Quảng Trị
Điểm yếu cố hữu
Hiện tại, Quảng Trị có trên 30.000 ha đất đỏ bazan để phát triển cây công nghiệp lâu năm như: Cao su, cà phê, hồ tiêu.
Sản lượng khai thác cao su đạt 13.000 – 14.000 tấn/năm, cà phê 5.000 – 6.000 tấn/năm, hồ tiêu 1.600 – 1.800 tấn/năm.
Ngoài ra, Quảng Trị còn có trên 100.000 ha rừng, trữ lượng 7,5 triệu m3 gỗ; sản lượng thủy hải sản hàng năm khai thác đạt 15.000 – 30.000 tấn…
Lợi thế lớn nhưng nhiều năm qua, hoạt động xuất khẩu nông sản vẫn bấp bênh.
Ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị - cho biết: Có thời điểm, giá cà phê tươi giảm còn 3.000 - 4.000 đồng/kg; mủ cao su giảm 50%; gỗ MDF giảm 4,97%...
Nguyên nhân chính, theo ông Nguyễn Hữu Dũng, phần lớn hàng nông, lâm sản được xuất khẩu dưới dạng thô hoặc sơ chế, chất lượng thấp.
Bên cạnh đó, ngay tại “sân nhà”, hàng nông, lâm sản cũng bị cạnh tranh gay gắt bởi sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc, thậm chí cả Lào.
Mặt khác, thiếu thông tin thị trường cũng khiến xuất khẩu nông, lâm sản suy giảm.
Người nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu Quảng Trị không thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin thị trường để nghiên cứu thị hiếu, thói quen, khẩu vị của khách hàng...
mà chỉ chạy theo đơn hàng thời vụ; công tác xúc tiến thương mại hạn chế.
Báo cáo Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI chỉ rõ: Phát triển kinh tế- xã hội địa phương những năm qua còn nhiều hạn chế.
Đáng quan ngại nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt kế hoạch; chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
Giải quyết bài toán xuất khẩu
Quảng Trị đặt mục tiêu đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 250 triệu USD.
Để đạt mục tiêu này, tỉnh Quảng Trị tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm.
Thứ nhất, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xác định lợi thế các mặt hàng xuất khẩu nông, lâm, hải sản chủ lực để chuyển dịch cơ cấu; tăng cường liên kết giữa ngành Nông nghiệp và ngành Công Thương, sản xuất theo nhu cầu xuất khẩu.
Xây dựng Đề án phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh như cà phê, tiêu, lạc nhân, chuối… đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Thứ hai, người nông dân Quảng Trị khi sản xuất sản phẩm cần phải tuân theo đúng quy trình, yêu cầu chất lượng của nhà nhập khẩu.
Cuối cùng, đối với doanh nghiệp xuất khẩu, phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh, chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng tầm giá trị các mặt hàng nông, lâm, hải sản của tỉnh, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Quảng Trị sẽ ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản dựa trên lợi thế nguồn nguyên liệu tại địa phương; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phấn đấu tốc độ tăng giá trị ngành nông nghiệp đạt 3,5- 4%/năm.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng:
Quảng Trị phải xác định đúng vị trí và tầm quan trọng của nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, hiệu quả gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân và nông thôn.
Có thể bạn quan tâm
Lựa chọn giống tốt, cho ăn cân đối, đầy đủ, chuồng trại thường xuyên sạch sẽ, vacxin phòng bệnh đúng kỳ... là những bí quyết chăn nuôi bò sữa luôn đạt hiệu quả
Nhờ kiên trì với cây mít Thái siêu sớm mà lão nông Trần Minh Trí (71 tuổi) ngụ phường Thành Phước, TX. Bình Minh (Vĩnh Long) có thu nhập 2 tỷ đồng/năm.
vợ chồng anh Nguyễn Hữu Thái đã được "hái quả ngọt" với trang trại trên 1.500 gốc cây ăn quả và khu ươm giống cây cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
Ông Trần Minh Trí vẫn tìm tòi học hỏi và thành công với mô hình trồng mít Thái siêu sớm cho năng suất cao đem lại lợi nhuận mỗi năm trên một tỷ đồng.
Anh Lượng thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình nuôi bò khép kín và trồng cây ăn trái.