Tập trung khống chế bệnh lở mồm long móng cho gia súc
Khống chế kiệp thời
Theo UBND xã Đa Lộc, bệnh LMLM trên đàn bò của xã được phát hiện vào ngày 5/9 tại một hộ nuôi ở thôn 1 với 5 con bò bị bệnh. Ông Bùi Xuân Lũy, hộ có bò bị bệnh LMLM đầu tiên ở địa phương này, cho hay:
Khi thấy đàn bò tự dưng bỏ ăn, miệng chảy nước dãi, móng chân lở loét, gia đình đã báo cho thú y đến điều trị. Sau một thời gian thực hiện theo các hướng dẫn của cán bộ thú y, đến nay, 5 con bò của gia đình đã khỏe, có thể đi lại, ăn uống được.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, cán bộ thú y xã Đa Lộc, ban đầu bệnh LMLM chỉ xuất hiện ở một hộ nuôi, nhưng sau đó, bệnh nhanh chóng lây lan sang nhiều hộ cùng thôn 1 với tổng số 56 con bò bệnh.
Sau một thời gian hướng dẫn người dân cách điều trị, đến nay, số bò bị bệnh LMLM đã khỏi hẳn các triệu chứng lâm sàng và không có bò bị bệnh thêm.
Trong khi đó, tại xã Xuân Sơn Bắc, bò mắc bệnh LMLM được phát hiện từ ngày 17/9 tại hộ ông Nguyễn Văn Hành ở thôn Tân Bình với 4 con bò bệnh LMLM.
Ông Võ Hùng Vinh, cán bộ thú y xã Xuân Sơn Bắc, cho biết: Xã có 784 con bò; trong đó, 26 con bị bệnh LMLM ở 14 hộ thuộc hai thôn Tân Bình và Tân Phước.
Sau hơn nửa tháng điều trị, 25 con đã khỏi các triệu chứng lâm sàng.
Hiện nay, cán bộ thú y xã tập trung điều trị cho con bò bệnh cuối cùng.
Theo Trạm Thú y huyện Đồng Xuân, bệnh LMLM xuất phát trên đàn bò của ba thôn ở hai xã Đa Lộc và Xuân Sơn Bắc với tổng số 82 con bò bị bệnh. Đến nay đã có 81 con khỏi bệnh, một con đang tiếp tục điều trị.
Từ khi phát hiện bò bệnh LMLM, trạm thú y đã phối hợp cùng các địa phương nhanh chóng bao vây, dập bệnh với nhiều biện pháp như cắm biển báo vùng xảy ra bệnh LMLM tại xã Đa Lộc và Xuân Sơn Bắc, hướng dẫn người dân cách điều trị và nuôi nhốt cách ly tại chuồng, không chăn thả ra ngoài.
Trạm cũng phân bổ 95 lít thuốc sát trùng cho xã Đa Lộc và Xuân Sơn Bắc để tổ chức phun thuốc tiêu độc sát trùng và tiêm phòng bao vây.
Đến nay, trạm đã tiêm phòng được 3.000 liều vắc xin LMLM đa tuýp cho đàn bò của các xã Đa Lộc, Xuân Sơn Bắc và Xuân Phước (địa phương giáp ranh với xã Đa Lộc, thuộc diện có nguy cơ lây nhiễm cao).
Tiếp tục kiểm soát
Để khống chế bệnh LMLM, hiện nay, các xã có bò bệnh LMLM vẫn duy trì đội phun thuốc tiêu độc sát trùng, thực hiện phun thuốc cho đến khi đàn bò qua khỏi 21 ngày kể từ ngày con bò cuối cùng được điều trị khỏe mạnh, khỏi các triệu chứng lâm sàng.
Ngành Thú y tiếp tục củng cố, tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh, đảm bảo không có trường hợp giấu dịch, bán chạy gia súc mắc bệnh…
Ngoài ra, ngành Thú y còn phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân và các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động người dân khai báo dịch, dọn dẹp vệ sinh, tiêu độc sát trùng môi trường khu vực chăn nuôi, tăng cường bổ sung các loại thức ăn thô, xanh và các loại vitamin, khoáng chất để nâng sức đề kháng cho gia súc…
Theo Trạm Thú y huyện Đồng Xuân, mặc dù hiện nay bệnh LMLM trên đàn bò đã được khống chế, nhưng không vì thế mà lơ là, bởi nguy cơ tái phát vẫn còn rất cao.
Ông Nguyễn Khắc Hoàng Quang, Trưởng trạm Thú y huyện Đồng Xuân, cho biết: Nhờ phát hiện sớm và kịp thời bao vây nên bệnh LMLM ở đàn bò được khống chế và dập tắt nhanh chóng, không lây lan rộng tạo thành dịch.
Qua kiểm nghiệm mẫu dịch tễ bệnh thì chủng vi rút gây bệnh LMLM trên đàn bò của địa phương lần này là chủng vi rút tuýp A;
Trong khi đó, đàn bò của địa phương lâu nay chỉ được tiêm phòng vắc xin LMLM tuýp O nên hầu hết chưa có kháng thể với chủng vi rút gây bệnh LMLM tuýp A, dẫn đến nguy cơ nhiễm, phát bệnh LMLM ở đàn bò trong thời gian tới còn rất cao.
Ông Đào Lý Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh: Qua theo dõi sơ đồ dịch tễ bệnh LMLM xảy ra ở Phú Yên thời gian qua thì dịch LMLM ở gia súc thường xảy ra ở chủng vi rút mang tuýp O.
Từ năm 2013 trở lại đây, trên địa bàn rải rác xuất hiện dịch LMLM với chủng vi rút gây bệnh ở tuýp A ở các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Tây Hòa và đang xuất hiện tại huyện Đồng Xuân.
Nguyên nhân có thể do việc mua bán, trao đổi nhập giống gia súc từ các tỉnh, thành khác đã mang theo mầm bệnh về địa phương.
Thời gian tới, ngoài tập trung khống chế bệnh LMLM tại Đồng Xuân, ngành Thú y Phú Yên còn tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển gia súc vào tỉnh.
Related news
Ngày 4/3/2015, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Đồng Tháp phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường cùng Công an địa phương tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh phân bón do Lưu Quốc Trung (SN 1979, ngụ 175A, Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) làm chủ cơ sở.
Đến nay, có 15 hộ ở xã Phú Thọ, Phú Thành B và TT.Tràm Chim đã thả nuôi được 46,8 ha tôm càng xanh. Đàn tôm đạt từ 30 đến 60 ngày tuổi và đang phát triển tốt.
TP.Sa Đéc không chỉ nổi tiếng với nghề trồng hoa kiểng, chế biến gạo xuất khẩu mà còn khá nổi tiếng với làng nghề làm bột gạo. Nghề làm bột gạo Sa Đéc được hình thành và phát triển từ nửa thế kỉ nay, do nguồn nước ngọt quanh năm, thổ nhưỡng, thời tiết phù hợp nên sản phẩm bột gạo ở đây có những giá trị riêng, khó có nơi nào sánh kịp.
Doanh nghiệp thu mua lúa ở Tam Nông Cụ thể, hiện giá lúa IR 50404 thương lái mua tại ruộng từ 4.450-4.500 đồng/kg, lúa hạt dài OM 4900, OM 6976 giá 4.600-4.650 đồng/kg, riêng lúa Jasmine giảm hơn trước Tết từ 250-300 đồng/kg, cụ thể lúa Jasmine tại ruộng (ngày 2/3) giá 4.700-4.800 đồng/kg. Hiện tại, các doanh nghiệp đều được phân bổ chỉ tiêu thu mua tạm trữ nên đã tăng cường số lượng thu mua.
Vụ Đông Xuân 2014-2015, tỉnh Kon Tum có trên 7.000 ha lúa nước và khoảng 5.000 ha cà phê, rau màu các loại. Diện tích gieo trồng trên đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trầm trọng khi mà lượng nước dự trữ không còn nhiều, trời thì gay gắt nắng, không có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy mùa mưa sẽ đến sớm.