Tập trung khôi phục vườn, thương hiệu cam sành
Tam Bình hiện có khoảng 3.000ha cam sành, chiếm gần 50% diện tích cây ăn trái toàn huyện, tập trung nhiều các xã Bình Ninh, Ngãi Tứ, Loan Mỹ, Tường Lộc, Mỹ Thạnh Trung... Giai đoạn 2005 - 2010, ảnh hưởng dịch bệnh vàng lá nên còn khoảng 2.000ha.
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp phối hợp với nhiều chuyên gia trong và ngoài nước hướng dẫn kỹ thuật khôi phục.
Cụ thể, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã hướng dẫn trồng và chứng nhận VietGAP cho 5ha cam sành ở ấp An Hòa B (xã Bình Ninh). Dự án JICA (Nhật Bản) hỗ trợ cây giống sạch bệnh, vật tư nông nghiệp cho các mô hình mẫu, canh tác theo kỹ thuật của các chuyên gia Nhật Bản.
Năm 2014, Phòng Nông nghiệp- PTNT Tam Bình còn hỗ trợ cây giống cho gần 9ha, khôi phục vườn ở các xã Hòa Lộc, Ngãi Tứ, Bình Ninh, Tường Lộc, Mỹ Thạnh Trung, Mỹ Lộc; xây dựng mô hình quản lý bệnh nứt rễ ở xã Ngãi Tứ.
Ngoài ra, UBND huyện đã giao Hợp tác xã Thương mại dịch vụ Hoàn Thiện độc quyền sử dụng thương hiệu “Cam sành Tam Bình” thu mua và xuất khẩu sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày qua, hàng trăm xe container chở hoa quả lại ùn ứ tạicửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) chờ làm thủ tục thông quan, xuất sangTrung Quốc (TQ).
Theo thông tin từ Ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt, trong vòng một tháng qua, đã có hơn 200 tấn khoai tây Trung Quốc được nhập về chợ đầu mối nông sản thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Tại đây, khoai tây đã được “phù phép” và xuất đi các thị trường trong cả nước với nhãn hiệu khoai tây đặc sản Đà Lạt.
Để vụ mùa đạt diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng cao, huyện Đoan Hùng đã tập trung chỉ đạo: Thực hiện tốt cơ cấu trà mùa sớm đạt 48% diện tích nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất vụ đông; duy trì diện tích lúa lai đạt trên 62%; mở rộng diện tích lúa chất lượng cao gắn với xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo hướng liền vùng, cùng trà, cùng giống. Huyện cũng đã chỉ đạo mở rộng diện tích thâm canh lúa cải tiến (SRI) và đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng và chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.
Những năm gần đây, thiên tai, nhân tai luôn rình rập những con tàu của ngư dân trong từng chuyến ra khơi. Nhưng từ khi Nghiệp đoàn Nghề cá xã Phổ Quang (Đức Phổ) ra đời đã trở thành ngôi nhà chung của ngư dân. Nghiệp đoàn đã và đang phát huy vai trò kết nối sức mạnh của ngư dân, tạo hiệu quả trong đánh bắt hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Đang giai đoạn làm đòng, trổ bông nhưng hơn 2.150ha các trà lúa hè thu bị rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại; trong đó có hơn 147ha nhiễm nặng.