Tập Trung Chống Hạn, Chăm Sóc Lúa Chiêm Xuân

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo cấy được hơn 35 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt hơn 98% kế hoạch. Sau gieo cấy thời tiết nắng ấm nên các trà lúa sinh trưởng và phát triển nhanh, hiện đang giai đoạn hồi xanh và đẻ nhánh. Tuy nhiên, nhiều diện tích lúa đang bị thiếu nước dưỡng; một số diện tích đã hồi xanh nhưng chưa được bón thúc lần 1.
Để đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch vụ chiêm xuân, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có công văn yêu cầu các huyện, thành, thị chỉ đạo hướng dẫn nông dân khẩn trương hoàn thành gieo cấy trà xuân muộn và khẩn trương đẩy nhanh tiến độ gieo trồng các cây trồng màu vụ xuân.
Tập trung chỉ đạo khẩn trương cấp nước tưới dưỡng cho lúa và hướng dẫn nông dân chăm sóc, bón thúc sớm giúp cây lúa khỏe, tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận. Tăng cường công tác điều tra, dự tính, dự báo, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh và chỉ đạo phòng trừ hiệu quả.
Trung tâm Khuyến nông chỉ đạo hệ thống khuyến nông tăng cường kiểm tra đồng ruộng; hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa trong điều kiện vụ đông xuân ấm. Chi cục BVTV tăng cường công tác điều tra dự tính, dự báo phát hiện sớm và chỉ đạo phun trừ kịp thời sâu bệnh đảm bảo an toàn cho sản xuất.
Chi cục Thủy lợi, Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi phối hợp chặt chẽ với các địa phương chỉ đạo và thực hiện cung cấp đủ nước dưỡng cho toàn bộ diện tích lúa, tuyệt đối không để ruộng bị khô hạn.
Có thể bạn quan tâm

“Mô hình thanh long ruột đỏ (tím hồng) ở ấp 1, xã Long Điền Đông A, đã khẳng định được hiệu quả. Đến nay đã có 5 hộ trồng, trong đó hộ ông Nguyễn Văn Hiền trồng 450 trụ, thu lợi nhuận 60 triệu đồng/năm”, ông Trần Hùng Cường, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đông Hải (Bạc Liêu) cho biết.

Những năm qua, người dân huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nên chưa khai thác hiệu quả tiềm năng tăng trọng của bò, thời gian nuôi kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

Hiện nay, việc ứng dụng cơ giới hóa vào khâu thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp làm cho phụ phẩm rơm rạ sau khi thu hoạch bị phun rải trên đồng ruộng khiến việc thu gom rất khó khăn. Bên cạnh đó, để giảm chi phí sản xuất, ở một số địa phương, bà con tiến hành đốt rơm để vệ sinh đồng ruộng, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa lãng phí. Do vậy, việc đầu tư thiết bị máy cuốn rơm để thu gom rơm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết.

Nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chuyển đổi diện tích nuôi tôm lâu năm kém hiệu quả sang nuôi các đối tượng mới có giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá mặn lợ ở địa phương, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình phối hợp cùng Trạm Khuyến nông thị xã Ba Đồn triển khai nhân rộng mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm với quy mô 2.000m2 tại phường Quảng Thuận.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn, UBND xã Mỹ Bằng tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi gà Ri lai an toàn trên nền đệm lót sinh học.