Tập Tính Cộng Đồng Của Heo Rừng

Cũng giống như đa phần các loại lợn khác và kể cả trong tự nhiên, trừ lợn đực phối giống hoặc lợn mới đẻ, lợn rừng thích sống chung.
Mùa rét chúng có thể nằm sát và chồng lên nhau cho ấm. Nuôi chung làm lợn bớt sợ hãi, tranh nhau ăn. Tuy nhiên nuôi nhiều con, khác loại quá sẽ khó đảm bảo nhu cầu riêng cho từng loại lợn. Lợn thường chạy theo nhau. Khi một con thoát chuồng, ta sẽ khó lùa quay trở lại chuồng. Ta có thể thả luôn cả nhóm lợn ra, con lợn thoát chuồng sẽ nhập đàn và ta dễ lùa cả về.
Trừ trường hợp lợn đực giống, những cá thể khác ổ/chuồng khi nhốt chung với nhau có thể đánh nhau nhưng không đáng kể.
Cũng như các loại lợn bản địa, lợn con thường núp sau lưng mẹ khi có người lạ đến, hoặc muốn bắt chúng. Khi lợn con chạy trốn, chúng chạy theo nhau và lợn mẹ cũng chạy theo để bảo vệ. Vậy nên khi muốn bắt con ta phải tách mẹ chúng ra, tránh để lợn mẹ đánh người và dẫm chết con... Hiện tượng mẹ nằm đè lên con chưa được thấy ở lợn rừng, như từng xảy ra với các loại lợn công nghiệp. Tuy nhiên đã xảy ra trường hợp, vì rơm độn trong chuồng nhiều, nên con nhỏ chui vào đó và bị con mẹ nằm lên đè chết.
- Giết con của con khác:
Lợn to thường có thói quen ăn thịt lợn con của con khác. Tập tính này cũng có ngay ở các giống lợn đen vùng miền núi nước ta. Vì thế khi đẻ lợn mẹ thường tìm chỗ kín đáo, có cây cối um tùm để đẻ và dấu con. Nếu bị lộ thì lợn mẹ có thể cắp con đi nơi khác. Vì thế ta không nên nuôi chung lợn mới đẻ, hoặc khi con quá nhỏ với nhau hoặc cùng các loại lợn khác, đặc biệt khi nơi nuôi chật hẹp.
- Đực phối giống ”đánh ghen”:
Cũng giống như một số loại khác, lợn rừng đực giống cũng rất ”hậm hực”, lồng lộn... khi đực bạn đi phối giống mà nó không được đi. Và đã xảy ra một vài đực đánh nhau đến chết tại một vài cơ sở nuôi lợn rừng. Vì thế lợn đực phối giống cần ở xa nhau và không nhìn thấy nhau, đặc biệt lúc giao phối với lợn cái.
Có thể bạn quan tâm

Đường tiêu hóa (ĐTH) của heo con là một môi trường rất phức tạp. Cần phải đảm bảo cho đường tiêu hóa của heo con hấp thu được các chất dinh dưỡng

Bệnh Liên cầu khuẩn heo Streptoccocus suis (Str. Suis) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn gram (+) Streptococcus gây nên. Đây là bệnh truyền lây

Thực tiễn xây dựng khẩu phần thức ăn heo con hiện đại cần tính đến khả năng đệm của khẩu phần, mục tiêu kiểm soát khả năng đệm đạt dưới 650 meq/kg

Bệnh Liên cầu khuẩn heo (Streptoccocus suis) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Streptoccocus suis (Str. suis) gây ra . Đây là bệnh truyền lây

Mô hình chăn nuôi lợn áp dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng men vi sinh đã giúp lợn tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ mắc bệnh