Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Tập Tính Cộng Đồng Của Heo Rừng

Tập Tính Cộng Đồng Của Heo Rừng
Publish date: Tuesday. August 27th, 2013

Cũng giống như đa phần các loại lợn khác và kể cả trong tự nhiên, trừ lợn đực phối giống hoặc lợn mới đẻ, lợn rừng thích sống chung.

Mùa rét chúng có thể nằm sát và chồng lên nhau cho ấm. Nuôi chung làm lợn bớt sợ hãi, tranh nhau ăn. Tuy nhiên nuôi nhiều con, khác loại quá sẽ khó đảm bảo nhu cầu riêng cho từng loại lợn. Lợn thường chạy theo nhau. Khi một con thoát chuồng, ta sẽ khó lùa quay trở lại chuồng. Ta có thể thả luôn cả nhóm lợn ra, con lợn thoát chuồng sẽ nhập đàn và ta dễ lùa cả về.

Trừ trường hợp lợn đực giống, những cá thể khác ổ/chuồng khi nhốt chung với nhau có thể đánh nhau nhưng không đáng kể.

Cũng như các loại lợn bản địa, lợn con thường núp sau lưng mẹ khi có người lạ đến, hoặc muốn bắt chúng. Khi lợn con chạy trốn, chúng chạy theo nhau và lợn mẹ cũng chạy theo để bảo vệ. Vậy nên khi muốn bắt con ta phải tách mẹ chúng ra, tránh để lợn mẹ đánh người và dẫm chết con... Hiện tượng mẹ nằm đè lên con chưa được thấy ở lợn rừng, như từng xảy ra với các loại lợn công nghiệp. Tuy nhiên đã xảy ra trường hợp, vì rơm độn trong chuồng nhiều, nên con nhỏ chui vào đó và bị con mẹ nằm lên đè chết.

- Giết con của con khác:

Lợn to thường có thói quen ăn thịt lợn con của con khác. Tập tính này cũng có ngay ở các giống lợn đen vùng miền núi nước ta. Vì thế khi đẻ lợn mẹ thường tìm chỗ kín đáo, có cây cối um tùm để đẻ và dấu con. Nếu bị lộ thì lợn mẹ có thể cắp con đi nơi khác. Vì thế ta không nên nuôi chung lợn mới đẻ, hoặc khi con quá nhỏ với nhau hoặc cùng các loại lợn khác, đặc biệt khi nơi nuôi chật hẹp.

- Đực phối giống ”đánh ghen”:

Cũng giống như một số loại khác, lợn rừng đực giống cũng rất ”hậm hực”, lồng lộn... khi đực bạn đi phối giống mà nó không được đi. Và đã xảy ra một vài đực đánh nhau đến chết tại một vài cơ sở nuôi lợn rừng. Vì thế lợn đực phối giống cần ở xa nhau và không nhìn thấy nhau, đặc biệt lúc giao phối với lợn cái.


Related news

Biofilm trong ống nước và vấn đề nước uống cho gia súc, gia cầm - Phần 2 (Phần cuối) Biofilm trong ống nước và vấn đề nước uống cho gia súc, gia cầm - Phần 2 (Phần cuối)

Biofilm trong ống nước và vấn đề nước uống cho gia súc, gia cầm - Phần 2 (Phần cuối)

Saturday. April 9th, 2016
Động vật hoang dã là nguồn lây nhiễm bệnh cho động vật nuôi Động vật hoang dã là nguồn lây nhiễm bệnh cho động vật nuôi

Một loại vi khuẩn có liên quan đến bệnh Crohn (bệnh rối loạn đường ruột, xảy ra khi chức năng của hệ miễn dịch bị suy giảm) có thể đang ẩn nấp ở các loài động vật hoang dã.

Saturday. April 9th, 2016
Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi - Phần 1 Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi - Phần 1

Trong chăn nuôi, kháng sinh được dùng để chữa bệnh và cũng được dùng như một chất kích thích tăng trưởng theo con đường bổ sung vào thức ăn.

Saturday. April 9th, 2016
Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi - Phần 2 (Phần cuối) Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi - Phần 2 (Phần cuối)

Thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi - Phần 2 (Phần cuối)

Saturday. April 9th, 2016
Bệnh giun đầu gai ở lợn Bệnh giun đầu gai ở lợn

Giun đầu gai là loại giun rất nguy hiểm khi gây bệnh cho lợn.

Tuesday. April 12th, 2016