Tập huấn kỹ thuật trồng tiêu cho nông dân Tiên Phước

Thông qua lớp tập huấn, nông dân Tiên Phước sẽ quản lý tốt hơn dịch bệnh trên dây tiêu.
Theo đó, những hộ dân trồng trên 100 chói tiêu của tất cả các xã, thị trấn sẽ được tham gia học tập kinh nghiệm, tiếp cận với những mô hình trồng tiêu hiệu quả trên cả nước.
Ông Tống Phước Thuần - cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước cho biết, đây là đợt tập huấn thứ 2 trong năm 2015 và nằm trong định hướng phát triển kinh tế vườn - kinh tế trang trại giai đoạn 2014 - 2018 của huyện.
Theo nhiều nông dân, vì trước đây chưa được tiếp cận với những lớp tập huấn như thế này nên thiếu kinh nghiệm trong cách chăm sóc, quản lý sâu bệnh khiến sản lượng không đạt như mong muốn.
Các bệnh gây hại cho dây tiêu thường gặp như tuyến trùng rễ, sâu đục thân, độc cành, nấm…
Tính riêng năm 2015, huyện Tiên Phước có thêm 80 hộ trồng tiêu với quy mô trên 100 chói, nâng số lượng hộ trồng trên 100 chói gần 130 hộ.
Ngoài ra có khoảng 400 - 500 hộ trồng tiêu quy mô dưới 100 chói.
Có khoảng 60ha đất được tận dụng vào mục đích trồng tiêu.
Trong đề án mở rộng diện tích tiêu giai đoạn 2014 - 2018, chỉ tiêu đặt ra tăng 10ha/năm.
Được biết, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tiêu Tiên Phước.
Vừa qua, sản phẩm tiêu Tiên Phước (Công ty TNHH Sơn Tiến, Tiên Phước) được bình chọn là sản phẩm tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015.
Related news

Được biết, trai tai tượng có tên khoa học Tridacnagigas, là loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và quốc tế cần được bảo vệ. Thời gian qua một số ngư dân ở Bình Châu đã khai thác với số lượng lớn để cung cấp theo nhu cầu mua bán của chủ nậu mà không biết đây là loài thủy sinh bị cấm khai thác.

Năm 2014, thành phố Cà Mau đề ra kế hoạch mở rộng nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích 1.100 ha; hiện nay, đã phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp được trên 812 ha, đạt 73% kế hoạch.

Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thành công với mô hình nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, điển hình là mô hình nuôi ba ba thương phẩm ở xã An Bình và xã Nhị Mỹ.

Gần một tháng nay, hàng chục hộ nuôi cá lóc đầu vuông trong vèo ở xã Phước Chỉ (Trảng Bàng - Tây Ninh) lao đao vì cá bị ghẻ lở mà chưa rõ nguyên nhân.

Ông Trần Phượng ở xóm Tân Hương 2, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đến với nghề nuôi ong là một sự tình cờ và gắn bó với nó. Nhưng cái duyên đó bắt đầu từ việc làm quen, nuôi nhỏ lẻ 1-2 đàn đến ham thích nghề nuôi ong và chịu khó học hỏi, rút kinh nghiệm qua thực tế công việc, đã mang lại thu nhập cao cho gia đình.