Tạo Giống Bưởi Không Hạt Đạt Chuẩn Quốc Tế Bằng Chiếu Xạ Năng Lượng Hạt Nhân

Sau 6 năm nghiên cứu, đưa 1 ngàn cành bưởi đường lá cam lên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt để chiếu xạ và ghép cành vào 1 ngàn cây bưởi Tân Triều, các nhà khoa học đã tạo ra 3 giống bưởi không hạt. Đó là những kết quả ban đầu trong việc ứng dụng công nghệ chiếu xạ năng lượng hạt nhân để tạo ra giống bưởi đạt chuẩn quốc tế.
Theo bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó giám đốc Sở Khoa học - công nghệ, đề tài ứng dụng công nghệ chiếu xạ năng lượng hạt nhân để tạo ra giống bưởi không hạt đạt tiêu chuẩn quốc tế (có 5 hạt trở xuống/trái) đã được Sở Khoa học - công nghệ kết hợp cùng Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Đông Nam bộ triển khai từ năm 2007. Đến nay, 3 giống bưởi không hạt đã kết trái, cho kết quả khả quan. Theo đó, mỗi năm 3 giống bưởi này cho từ 1-2 mùa quả và đạt tiêu chuẩn quốc tế về bưởi không hạt.
Việc ứng dụng công nghệ hạt nhân vào sản xuất nông nghiệp đã được nhiều nước triển khai. Tại Việt Nam, bưởi Năm Roi (tỉnh Vĩnh Long) đã áp dụng thành công công nghệ này. Ở Đồng Nai, các nhà khoa học đang phối hợp với người dân vùng bưởi Tân Triều triển khai trồng 30 hécta và đã cho thu hoạch. Đây là thành tựu lớn trong việc tạo ra giống mới có phẩm chất tốt, sản lượng cao nhằm đưa bưởi Tân Triều ra với thị trường quốc tế.
Related news

Cách đây 4-5 năm, nông dân thường phải đắn đo suy nghĩ giữa việc chọn thả nuôi tôm sú hay tôm thẻ chân trắng (TTCT) trước mỗi vụ tôm mới. Tuy nhiên, do vụ tôm thẻ cuối năm 2013 thắng lớn nên hiện nay TTCT là lựa chọn số 1 của nhiều nông dân ở vùng ĐBSCL.

Xuất khẩu thủy sản, trong đó có tôm, được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn ở ĐBSCL. Vậy nhưng bài toán nguồn tôm nguyên liệu phục vụ cho chế biến đến nay vẫn chưa có lời giải. Đến mùa vụ, doanh nghiệp xuất khẩu lại kêu “khát tôm”, còn nguồn tôm do nông dân sản xuất ra lại thay nhau tuồn ra ngoài?

Một trong những tài liệu quan trọng là báo cáo của GAA về EMS mang tên “Managing the perfect killer”, tài liệu là cơ sở cho hội thảo toàn cầu về EMS tổ chức tại Việt Namhồi tháng 12/2013.

Ngày 14-3, Hội Chăn nuôi (CN) tỉnh Tiền Giang phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ CN Xuân Phú (tỉnh Đồng Nai) tổ chức Hội thảo về an toàn thức ăn CN và giải pháp giảm chi phí, tăng năng suất trong CN. Tham dự hội thảo, có GS-TS Dương Thanh Liêm, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh cùng 150 đại biểu là đại diện các trạm thú y trong tỉnh và là các hộ CN của tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

Cục Trồng trọt cho biết, dự kiến từ nay đến năm 2015, các tỉnh ĐBSCL sẽ chuyển đổi 112.000ha gieo trồng lúa sang trồng các loại rau màu khác, chủ yếu là trong vụ Xuân Hè.