Hậu Giang Công Bố Dịch Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Trên Cam Sành
Trước tình hình dịch bệnh vàng lá gân xanh (Greening) đang ngày càng bùng phát và gây hại nặng cho cây cam sành ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh vừa ra quyết định công bố dịch bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành.
Theo đó, hiện toàn tỉnh có gần 7.000/9.798ha cam sành bị bệnh vàng lá gân xanh, trong đó có 1.935ha bị nhiễm trên 70%, 3.114ha bị nhiễm từ 30-70% và 1.941ha bị nhiễm dưới 30%, tập trung nhiều ở TX.Ngã Bảy, huyện Châu Thành.
Để khắc phục tình hình dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp với các ngành chức năng và địa phương tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống và xử lý dịch theo yêu cầu nghiệp vụ, chuyên môn, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Sở Tài chính cân đối bố trí nguồn kinh phí đảm bảo phòng chống dịch đạt hiệu quả theo đúng quy định; giao các địa phương thành lập Ban chỉ đạo chống dịch, đồng thời huy động tối đa sự tham gia của nông dân, ngành nông nghiệp, tổ chức chính quyền và hệ thống chính trị các cấp để phòng trừ dịch bệnh,...
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Vĩnh Thành, Giám đốc ngành hàng ca cao thuộc Tập đoàn Cargill Việt Nam cho biết, dù năng suất ca cao Việt Nam vào loại khá trên thế giới nhưng người trồng ca cao Việt Nam chỉ so sánh giá hạt ca cao với các loại cây trồng khác để đánh giá hiệu quả kinh tế.
Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao giá trị gia tăng cho gạo xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Kế hoạch sản xuất giống lúa vùng ĐBSCL giai đoạn 2014-2015 với mục tiêu chính là xác định cơ cấu giống lúa phù hợp cho toàn vùng ĐBSCL và từng địa phương.
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá cam xoàn và quýt đường liên tục tăng mạnh do hiếm hàng. Hiện tại, cam xoàn được thương lái mua tại vườn từ 45 - 47 ngàn đồng/kg, tăng trung bình khoảng 10 ngàn đồng/kg; quýt đường loại I bán tại vườn có giá từ 30 - 32 ngàn đồng/kg, tăng 7 - 8 ngàn đồng so với cùng kì năm trước.
Thông tin từ các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cho thấy, trái thanh long của Việt Nam đang được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Âu và ở thị trường Mỹ.
Nói đến mô hình nuôi cá lóc, người dân xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề (Sóc Trăng), đều biết đến anh Anh Đặng Văn Kiệt ở ấp Thạnh An 3 là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới và được nhiều người dân trong xã làm theo để tăng thu nhập.