Tạo Chuỗi Liên Kết Giá Trị Cho Con Tôm
Ngày 23/11, Sở NN&PTNT phối hợp với Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Việt Nam tổ chức Hội nghị “Kết nối doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu thuỷ sản với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.
Thời gian qua, việc giải quyết mối quan hệ cung - cầu sản phẩm tôm nuôi giữa người sản xuất với doanh nghiệp phải trải qua nhiều trung gian, tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của các doanh nghiệp, hậu quả trực tiếp là người nuôi tôm gánh chịu.
Tại hội nghị, đại diện hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp cùng thảo luận, thống nhất một số nội dung về hợp đồng kinh tế giữa các bên. Đó là các điều kiện các bên cần tuân thủ, quy cách chất lượng giao nhận, cơ chế kiểm tra dư lượng kháng sinh trước khi thu hoạch, phương thức thanh toán cùng với các cam kết chung… Với sự thống nhất ý kiến, hợp đồng kinh tế này sẽ tạo ra chuỗi giá trị cho con tôm Cà Mau trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Toàn bộ số thịt heo này đều có chất phụ phẩm, bốc mùi hôi thối. Đặc biệt, một số tảng thịt xuất hiện những cục hạch to bằng đầu ngón tay, chuyển màu thâm.
Thời điểm này, dù đã bước vào cao điểm thu hoạch cà phê nhưng nhiều nông dân ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung đang gặp khókhăn trong việc thuê nhân công để thu hái.
Chiều 20-11, Trung tâm Giống Thủy sản tỉnh tiến hành ký hợp đồng tiêu thụ lô hàng cá lóc nuôi trong bể lót bạt của ông Mai Tấn Phước (khóm Thới Thuận, phường Mỹ Thới, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Sáng sớm ngày 21.11, nhiều người dân đã rủ nhau đến khu vực kênh Tây vớt cá chết.
Theo giới thiệu của Hội Nông dân xã Tiến Hưng (Đồng Xoài - Bình Phước), chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá rô đồng của ông Trương Văn Hải ở ấp 4 khi gia đình đang chuẩn bị thu hoạch. Ông Hải cho biết: Với diện tích 1.000m2, mỗi ngày gia đình thu khoảng 1 tạ cá rô đồng.