Tăng Thuế Thuốc Lá Để Giảm Thiểu Tác Hại Sử Dụng Thuốc Lá

“Tăng thuế thuốc lá” là chủ đề Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (từ 25 - 31/5) năm nay đã được Bộ Y tế triển khai tới các địa phương trong cả nước.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, để kiềm chế có hiệu quả việc sử dụng thuốc lá, thuế thuốc lá tại Việt Nam phải chiếm từ 65 - 70% giá bán lẻ (trong khi hiện nay chỉ chiếm khoảng 42% giá bán lẻ, là nước có mức thuế thuốc lá thấp thứ 9 so với 10 nước trong khu vực và rất thấp so với các nước phát triển).
Tăng thuế thuốc lá cũng là một trong những biện pháp có hiệu quả phòng chống tác hại thuốc lá đã được Việt Nam xác định tại Luật Phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013.
Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá, Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia đề nghị các địa phương thực hiện chiến dịch truyền thông đẩy mạnh thực thi môi trường không khói thuốc và phổ biến các thông tin về ý nghĩa, sự cần thiết của việc tăng thuế thuốc lá, tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân về quy định cấm hút thuốc và khu vực cấm hút thuốc.
Đồng thời, đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước...
Có thể bạn quan tâm

Anh Phan Văn Mãi ở thôn 7 Nam, xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ, Bình Định) được nhiều người biết đến là một nông dân làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi tổng hợp: cá lóc, cá trê, bò, heo, vịt. Trang trại tổng hợp của anh đạt hiệu quả cao và được người dân địa phương học hỏi, áp dụng.

Những tháng đầu năm 2013, tình hình nuôi và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến không thuận lợi do giá cá tra nguyên liệu hầu như luôn nằm dưới giá thành sản xuất khiến nông dân nuôi cá lỗ nặng, phải thu hẹp sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu (XK) lại cạnh tranh nhau về giá XK cá tra phi lê dẫn đến giá cá liên tục giảm.

Thực hiện Dự án hỗ trợ, phát triển ngựa giống địa phương năm 2013 theo vốn chương trình Nghị quyết 30a, huyện Bắc Hà (Lào Cai) hỗ trợ 100 hộ dân ở 5 xã: Bản Phố, Thải Giàng Phố, Hoàng Thu Phố, Tả Văn Chư, Lùng Cải, với tổng số tiền hỗ trợ là 1 tỷ đồng đầu tư nuôi ngựa sinh sản.

Chi cục trưởng Thú y Bắc Kạn Hoàng Việt Thường cho biết, 15 ngày qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không có gia súc mắc bệnh, dịch bệnh lở mồm long móng đã được khống chế.

Đến nay, mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận vẫn chưa thống kê chính xác được diện tích cây trôm hiện có của Bình Thuận, nhưng riêng ở huyện Tuy Phong, trôm được coi là loại cây thế mạnh, đang được địa phương quy hoạch phát triển diện tích và tìm nguồn tiêu thụ ổn định...