Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Thu Nhập Nhờ Mô Hình Nuôi Ếch Trong Vèo

Tăng Thu Nhập Nhờ Mô Hình Nuôi Ếch Trong Vèo
Ngày đăng: 19/01/2015

Anh Nguyễn Văn Lũy, sinh năm 1964 ngụ ấp 1, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Gia đình anh có 5 nhân khẩu (trong đó có 2 lao động chính), thu nhập chủ yếu dựa vào diện tích đất canh tác là 2.000m2.

Từ năm 2013, qua thông tin từ báo đài và học hỏi từ những bà con khác, anh thấy mô hình nuôi ếch thích hợp với hộ gia đình mình, nên anh bắt đầu tập tành nuôi ếch trong vèo. Các vèo nuôi ếch đặt trong ao có diện tích 1.200m2, mức nước sâu 1,7m và có cống cấp thoát nước.
Mỗi vèo có kích thước 4x8 m, anh thả 3.000 con ếch giống, với 10 vèo tổng cộng là 30.000 con. Sau mỗi đợt nuôi 2 tháng anh thu được bình quân 6 tấn ếch (cỡ 4con/kg) và với giá trung bình 26.000đ – 30.000 đ/kg anh thu về khoảng 150 - 175 triệu đồng.
Chi phí 1 vụ nuôi của anh như sau:
- Ếch giống 30 triệu đồng.
- Thức ăn cho ếch 6,6 tấn (loại 26 - 30% đạm) khoảng 100 triệu đồng
- Thuốc, hóa chất, vitamin: 5 triệu đồng.
- Chi phí khác (khấu hao vèo, dụng cụ khác…): 3 triệu đồng.
Như vậy mỗi đợt anh lãi 20 - 30 triệu đồng, mỗi năm anh nuôi được 5 đợt, thu lãi trên 120 triệu đồng.
Anh chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi ếch trong vèo như sau:
- Phải chọn giống ếch tốt, khỏe có nguồn gốc tốt, giá cả thích hợp, đặc biệt là phải đồng cỡ, không nhiễm mầm bệnh …
- Cho ăn 3 lần vào những thời điểm là 7giờ, 16giờ, và 21giờ, trong đó buổi tối cho ếch ăn nhiều hơn. Thức ăn nên rãi đều khắp vèo nuôi, tránh ếch dành thức ăn với nhau.Thức ăn nên bảo đảm hàm lượng đạm ít nhất là 26% đạm.
- Để phòng nước xấu làm ếch bệnh, chú ý nên thay nước ao hàng ngày để tránh nước dơ, ô nhiễm. Vệ sinh khu vực nuôi, nhất là vèo ếch bằng cách định kỳ 7 - 10 ngày nên phun xịt muối, kháng sinh Amoxilin, Vimenro…
- Mùa nắng nên làm lưới che mát khu vực nuôi bằng lưới, nên phun nước làm mát ếch trong những lúc trời trưa nắng, mùa mưa thì không cần che mát cho ếch nuôi.
- Để phòng bệnh các bệnh niễng cổ, mù mắt, đỏ hậu môn… anh dùng kháng sinh cho ăn 3 ngày 1 đợt. Ngoài ra, trộn Vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn liên tục suốt vụ nuôi… góp phần tăng sức để kháng cho ếch nuôi.
- Do chọn ếch giống đều cỡ và cho ăn đầy đủ, nên anh thấy không cần thiết phải lựa ếch ra riêng sau 1 thời gian nuôi, vì chênh lệch cỡ ếch không nhiều.
- Trên vèo nên căng dây cước trong cách nhau 50 cm, để phòng chống chim cò, gây hao hụt đầu con.
- Để tăng thêm thu nhập, anh thả thêm 15 – 20 kg giống cá mùi và 2.000 con giống cá tra vào ao (1.200m2), sau 6 tháng anh bán cá thu được thêm 26 triệu đồng.
- Việc tiêu thụ ếch không khó, nhưng giá cả tăng giảm tùy từng thời điểm, ếch thịt bán có giá từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.
- Nếu không có công lao động nhiều, theo anh cũng không cần sản xuất ếch giống để tự cung cấp, vì công việc sản xuất ếch giống đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng, sẽ làm người nuôi phân tâm trong nuôi ếch thịt.
Mô hình nuôi ếch trong vèo của anh Lũy, với diện tích mặt nước chỉ 1.200m2 cho lợi nhuận cao hơn 10 lần làm lúa đơn thuần, thì cũng đáng để bà con làm theo.


Có thể bạn quan tâm

Tiêm Phòng Dịch Bệnh Được Đẩy Mạnh Tiêm Phòng Dịch Bệnh Được Đẩy Mạnh

Đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng bệnh phát sinh thành dịch trên đàn gia súc, gia cầm do bà con nông dân đã chủ động tiêm phòng các loại bệnh dễ bị lây nhiễm cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn còn thường xuyên tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm...

31/10/2014
Mô Hình Nuôi Trăn Hiệu Quả Tại Huyện Lấp Vò Mô Hình Nuôi Trăn Hiệu Quả Tại Huyện Lấp Vò

Hiện nay, nuôi trăn thương phẩm đang là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi ưu điểm là không cần nhiều diện tích, dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ kiếm, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, ít tốn công chăm sóc và đặc biệt là đầu ra ổn định, giá bán luôn ở mức cao.

31/10/2014
Huyện Quang Bình Tổng Kết Sản Xuất Nông Lâm Nghiệp Năm 2014 Huyện Quang Bình Tổng Kết Sản Xuất Nông Lâm Nghiệp Năm 2014

Vừa qua, UBND huyện Quang Bình tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Đến dự có các đồng chí: Lê Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy; Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, UBND, HĐND; UBND 15 xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị của huyện.

31/10/2014
Triển Vọng Mô Hình Bơm Nước Tập Trung Triển Vọng Mô Hình Bơm Nước Tập Trung

Huyện Phụng Hiệp là vùng trồng mía nguyên liệu trọng điểm của tỉnh, chiếm hơn 2/3 diện tích mía toàn tỉnh. Nhưng do địa hình trũng thấp nên hàng năm, nông dân ở đây phải lo thu hoạch mía chạy lũ mỗi khi mùa nước nổi đổ về. Đây cũng chính là lý do khiến nông dân không thể áp dụng một số giải pháp để hạ giá thành sản xuất, điển hình là mô hình trồng mía lưu gốc.

31/10/2014
Nông Dân Khốn Đốn Với Sâu Hại Nông Dân Khốn Đốn Với Sâu Hại

Theo nhiều nhà vườn trồng dừa tại tỉnh Bến Tre cho biết, cây dừa là cây trồng ít sâu bệnh nhưng thời gian gần đây đã có nhiều đối tượng dịch hại tấn công và ngày càng phát triển mạnh như: bọ vòi voi, bọ cánh cứng, sâu đục trái,… và mới nhất là loài côn trùng lạ gây chết cả cây dừa.

31/10/2014