Tăng Thêm Cơ Hội Cho Người Làm Vườn
Quyết định 59/QĐ-UBND ban hành ngày 20/1/2011 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc công nhận hội đặc thù, trong đó có Hội Làm vườn (HLV) tỉnh, đã tạo niềm vui lớn cho người làm vườn xứ sen. Bởi từ đây, hoạt động Hội sẽ ngày càng chuyên nghiệp, đóng góp nhiều hơn cho quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Sáp, Phó trưởng phòng Tổ chức công chức (Sở Nội vụ Đồng Tháp).
Xin ông cho biết, đâu là căn cứ để tỉnh công nhận HLV là hội đặc thù?
Theo Điều 3, Quyết định 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương căn cứ vào cơ sở xác định hội đặc thù để công nhận hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi địa phương. Chúng tôi nhận thấy HLV có đủ các điều kiện để được công nhận, bởi Hội luôn được tỉnh tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí hoạt động.
Nhưng điều quan trọng hơn là từ khi thành lập đến nay, HLV luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị của tỉnh để xây dựng các chương trình, dự án, có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đây là tổ chức Hội hoạt động tương đối mạnh, số lượng hội viên lớn (14.340 người) với 364 chi Hội ở các xã, phường, thị trấn.
Cũng phải nói thêm rằng, Đồng Tháp có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại. Hiện kinh tế vườn chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp. Chúng tôi có nhiều loại trái cây đặc sản có giá trị, đặc biệt là xoài, quýt hồng Lai Vung,... Và tổ chức HLV đã trở thành nhân tố tích cực giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; khẳng định được giá trị thương hiệu.
Đặc biệt, công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của Hội đã mang lại những hiệu ứng xã hội tốt. Thông qua việc định hướng, hướng dẫn các nhà vườn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, HLV đã giúp hình thành những vùng chuyên canh cây ăn trái chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Chỉ tính riêng trong năm 2010, Hội đã tổ chức được 10 lớp tập huấn cho trên 850 lượt hội viên. Các cơ sở Hội cũng phối hợp với ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao trình độ canh tác cho nông dân.
Điều đáng ghi nhận là các đơn vị Hội ở cơ sở rất năng động, sáng tạo trong cách hoạt động. Ví như, xã viên Hợp tác xã xoài Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh) không chỉ canh tác hiệu quả hơn 70ha xoài theo quy trình GAP mà những người đứng mũi chịu sào còn thành lập được 2 công ty là Thái Huỳnh và Hưng Thịnh chuyên cung cấp thuốc bảo vệ thực vật, giống cây ăn trái... cho nhà vườn. Tôi nghĩ, cách hoạt động này rất chuyên nghiệp, khép kín, giúp nâng cao thu nhập cho nông dân.
Chính vì vậy, trong đề án trình UBND tỉnh, chúng tôi quyết định đưa HLV vào danh sách các hội đặc thù để khơi dậy tiềm năng nghề vườn của các địa phương, giúp người làm vườn có thêm công cụ để xóa nghèo, làm giàu, đóng góp cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Khi được công nhận là hội đặc thù, HLV và các đơn vị khác sẽ được hưởng những quyền lợi gì, thưa ông?
Theo Quyết định 59, có 22 hội được công nhận là hội đặc thù, trong đó tỉnh quy định 7 đơn vị là đặc thù cứng (tỉnh giao biên chế và kinh phí hoạt động); còn lại là đặc thù mềm (HLV trong số này), nghĩa là tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí hoạt động và thuê lao động làm việc theo hợp đồng. Theo đó, tỉnh Hội sẽ được thuê 5 lao động và các huyện Hội là 3 lao động. Trên cơ sở đó, Sở Tài chính sẽ cân đối hỗ trợ kinh phí để hội hoạt động hiệu quả nhất. Tôi nghĩ, khi được công nhận hội đặc thù là lãnh đạo tỉnh đã ghi nhận những đóng góp của Hội từ khi thành lập đến nay và chắc chắn trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, không thể thiếu HLV với lực lượng hội viên đông đảo.
Theo ông, HLV cần làm gì để xứng đáng với sự tin tưởng này?
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đồng Tháp thời gian tới, tiếp tục coi nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó tập trung vào các loại nông sản chủ lực, tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu; phát triển diện tích vườn chuyên canh cây ăn trái theo hướng chất lượng... Từ nhiều năm nay, HLV đã hướng dẫn hội viên sản xuất an toàn theo quy trình VietGAP và đã có nhiều mô hình được công nhận, vì vậy trong thời gian tới, Hội nên phát huy thế mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mô hình để ngày càng có nhiều vùng chuyên canh cây ăn trái đạt chất lượng, ngày càng có nhiều nhà vườn giỏi để đẩy nhanh hơn nữa quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Báo giá của Hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau cho thấy, tuần qua giá tôm sú bất ngờ giảm mạnh sau khi giữ giá từ đầu tháng 6, trừ loại lớn 20 con/kg vẫn giao dịch ở 230.000 đồng/kg thì 2 loại tôm sú nhỏ con 30 con/kg và 40 con/kg đều giảm 5.000 đồng/kg so với tuần trước, giao dịch lần lượt tại 175.000 đồng/kg và 150.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mức giá này vẫn cao hơn cùng kỳ năm ngoái 40.000 - 60.000 đồng/kg.
Trong những năm gần đây, nghề nuôi ếch Thái ở xã Mỹ Tân (Cái Bè - Tiền Giang) phát triển khá mạnh. Hiện xã có trên 60 hộ nuôi; trong đó, có khoảng 10 hộ vừa nuôi, vừa cung cấp ếch giống. Nhiều hộ khấm khá, có hộ trở nên giàu có từ nghề này cũng như nhờ kết hợp áp dụng mô hình nuôi ếch - cá.
Năm 2003, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre triển khai trồng thực nghiệm cây mía trên vùng đất gò cao bị nhiễm phèn, mặn của xã Bình Thạnh (Thạnh Phú, Bến Tre) với khoảng 2 ha, sau đó, bà con nông dân địa phương thực hiện như một phong trào chuyển đổi cây trồng, bởi cây mía là một cây trồng mới, có hiệu quả thiết thực…
Sau vụ mùa actiso được giá nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, người trồng actiso ở phường 12-Tp.Đà Lạt (nơi có diện tích actiso nhiều nhất Đà Lạt) lại đang phải đối mặt với nguy cơ trắng tay trong mùa vụ năm nay, dù mới chỉ xuống giống từ đầu tháng 5.
Trồng ngô thâm canh mật độ cao (ngô trồng dày) là một biện pháp canh tác mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô trên đơn vị diện tích. Tại Anh Sơn (Nghệ An), mô hình này đã triển khai cho bà con sản xuất hơn 1 năm qua với tổng diện tích gần 250 ha. Từ hiệu quả bước đầu, trồng ngô mật độ cao đang mở hướng phát triển mới cho bà con vùng bãi.