Đề xuất chính sách dân tộc giai đoạn 2016 -2020
Ý kiến trên được Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Sơn Phước Hoan phát biểu tại Hội thảo Đề xuất Chính sách dân tộc giai đoạn 2016 -2020, tổ chức tại Hà Nội ngày 24.9.
Đầu tư 49.000 tỷ đồng
Tại hội thảo, đại diện UBDT trình bày báo cáo đề xuất các chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020. Theo đó, UBDT xây dựng và đề xuất 9 chính sách với tổng kinh phí hơn 49.000 tỷ đồng.
Trên cơ sở báo cáo đề xuất chính sách của UBDT, các đại biểu góp ý nên xem xét kỹ các chính sách, phối hợp cùng các bộ, ngành để tránh trùng lặp chính sách.
Cụ thể, ông Ngô Thế Hiển – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) đề xuất UBDT cần phối hợp trong việc đề xuất chính sách để tránh chồng chéo.
Chính sách dân tộc ít nội dung nhưng hiệu quả và chất lượng sẽ cao hơn trong giai đoạn mới (ảnh chụp tại bản Huổi Bon 1, xã Pa Ham, huyện Mường Chà, Điện Biên). Ảnh: L.S
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Sơn Phước Hoan cho rằng, trong giai đoạn này, điểm nhấn là xây dựng chính sách đặc thù theo hướng tích hợp các chính sách sẽ hết hiệu lực sau năm 2015, nhưng mục tiêu chưa hoàn thành.
Các chính sách đặc thù sẽ bao trùm tới các đối tượng nghèo, chưa được hưởng chính sách ưu tiên.
Không sót, lọt đối tượng
Vẫn theo Thứ trưởng Hoan, các chính sách được đưa ra đều ưu tiên phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhưng qua thực tế triển khai, đồng bào DTTS có chính sách đặc thù nhưng vẫn chưa được hưởng, tưởng chừng được ưu tiên nhưng lại không được ưu tiên.
Cụ thể như trong tổng các chính sách của UBDT dành cho vùng dân tộc chưa có chính sách nào được bố trí vốn đạt tới 80%, ngoại trừ Chương trình 135, hầu hết mới chỉ được được 40–50%.
Theo Thứ trưởng, quan điểm ưu tiên không rõ, nội hàm thực hiện chính sách cũng chưa có sự phân biệt. Chẳng hạn, trong lĩnh vực đào tạo nghề cho người lao động, lấy Đề án 1956 để đào tạo chung cho cả nước, chỉ có một câu lồng ghép vào là ưu tiên cho đồng bào DTTS, còn lại vẫn theo đối tượng chung.
“Do vậy chính sách đặc thù tập trung vào 3 nội dung là hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí sắp xếp ổn định dân cư; hỗ trợ tín dụng sẽ tiếp tục hỗ trợ các hộ nghèo ở vùng lõm, vùng sâu, vùng xa mà chính sách chưa vươn tới được” – Thứ trưởng Sơn Phước Hoan cho hay.
Bà Trần Thị Bích Huyền – Vụ phó Vụ Văn hoá Dân tộc (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) góp ý:
UBDT cần lưu ý đến các chính sách về văn hóa cho đồng bào DTTS vì hiện các chính sách về lĩnh vực này hiện khá mờ nhạt. Từ năm 2016, Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá không còn dẫn đến việc thực hiện các chính sách về văn hoá dành cho đồng bào DTTS của Bộ Văn hóa rất lúng túng, không có nguồn lực…
Có thể bạn quan tâm
Đến thăm cánh đồng mẫu thôn Quang Hiển, Thanh Lương, xã Quang Thịnh, trước mắt chúng tôi là những thửa ruộng trồng dưa bao tử xanh tốt, nối tiếp nhau trải dài. Nhiều nông dân đang nhanh tay thu hái quả để bảo đảm đúng yêu cầu kích cỡ và kịp cân cho tư thương.
Trong đó lúa hơn 52 nghìn ha, còn lại là lạc, khoai lang, ngô và một số cây màu khác. Riêng lúa trà xuân muộn chiếm 92% tổng diện tích còn lại là chiêm dầm và xuân sớm. Thời gian cấy trà chiêm dầm, xuân sớm từ 20-1 đến 5-2-2015; trà xuân muộn gieo mạ từ 25-1 đến 10-2, cấy từ ngày 1 đến 28-2.
Nông nghiệp là ngành mũi nhọn trong cơ cấu sản xuất của tỉnh Bắc Giang, đã có nhiều vùng sản xuất chuyên canh, tuân thủ quy trình an toàn, bảo đảm chất lượng nhưng khâu tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã phần nào giúp nông dân khắc phục tình trạng này.
Nói về kỹ thuật, ông Bằng chia sẻ: “Cây củ đậu dễ trồng. Khâu quan trọng nhất là phải làm luống, luống được làm hai lần: lần 1 (luống sơ bộ), lần 2 (luống hoàn chỉnh). Luống sơ bộ cách nhau khoảng 40 cm. Luống hoàn chỉnh, làm cách nhau khoảng 60 – 70 cm.
Vụ đông năm nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng xây dựng mô hình 10 ha rau an toàn tại xã Cảnh Thụy.