Tăng cường biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng vụ hè thu
Điều quan trọng là các cấp, ngành chuyên môn và nông dân cần tăng cường theo dõi, phòng trừ kịp thời để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gây thiệt hại về năng suất của cây lúa và các cây hoa màu khác. Do vậy, để triển khai các biện pháp ngăn ngừa, phòng trừ rầy nâu và phòng tránh bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá mang hiệu quả, yếu tố quan trọng hàng đầu là nông dân phải thường xuyên thăm đồng, theo dõi, phát hiện sớm dịch bệnh để có kế hoạch phòng trừ.
Ngoài ra, các cấp, ngành hữu quan và cộng đồng dân cư phải chủ động phối hợp thực hiện, tập trung ứng dụng biện pháp kỹ thuật và cương quyết thì mới mong đem lại kết quả cao. Tại các địa phương của huyện Đắk Mil như Đắk N’Drót, Đắk R’la, Đắk Gằn…, những năm trước vào thời điểm này thường xuất hiện dịch châu chấu phá hoại, có nơi cây trồng bị phá hoại lên tới gần 70% diện tích. Vì thế, bước vào đầu vụ hè thu này, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đắk Mil đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn và UBND xã Đắk N’Drót triển khai lớp tập huấn ngắn hạn về kỹ thuật phòng trừ châu chấu gây hại trên cây trồng. Qua lớp tập huấn, nông dân đã nắm bắt được các kiến thức về sinh học, sự phát sinh gây hại và kỹ thuật phòng trừ châu chấu, từ đó áp dụng vào thực tế sản xuất và quản lý đồng ruộng, hạn chế dịch châu chấu bùng phát gây hại cho mùa màng.
Tại các huyện Đắk R’lấp, Chư Jút, Đắk Song, Krông Nô..., những năm trước đây, nhiều diện tích lúa nước của người dân từng bị rầy nâu phá hoại nhưng được bà con cảnh giác và phòng trừ kịp thời nên ruộng lúa đã an toàn, không ảnh hưởng nhiều đến năng suất.
Ông Nguyên Văn Chính ở xã Nam Đà (Krông Nô) cho biết: “Rút kinh nghiệm từ những mùa vụ trước, vụ hè thu này, ngoài việc làm đất kỹ, dọn sạch những nơi nghi có rầy nâu trú ẩn, chọn giống đảm bảo chất lượng, tôi còn thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện dịch hại. Nếu trường hợp phát hiện thấy rầy nâu thì tôi sẽ báo cho Trạm Bảo vệ thực vật huyện để được hướng dẫn phun thuốc diệt trừ kịp thời”.
Với cách làm đó, những mùa vụ gần đây, hầu hết người dân ở các địa phương trong tỉnh đã chủ động được việc phòng ngừa, diệt trừ triệt để và ngăn chặn kịp thời tình trạng rầy nâu lây lan ra ngoài vùng phát dịch. Vì vậy, trong vụ hè thu này, bên cạnh việc diệt trừ, người dân còn tăng cường thăm đồng để phát hiện dấu hiệu của rầy nâu trên đồng ruộng. Nhờ đó, việc kiềm chế các bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn, quản lý rầy nâu trên đồng ruộng được bà con cảnh giác ở mức cao nhất.
Ngoài ra, việc quản lý rầy nâu còn được các cấp, ngành chuyên môn triển khai ở quy mô tổng thể hơn, trong đó, biện pháp lắp đặt các bẫy đèn theo dõi diễn biến, thời điểm phát sinh rầy nâu để có biện pháp phòng, trừ kịp thời cũng đã phát huy hiệu quả.
Có thể nói, việc phòng trừ các loại bệnh hại vụ hè thu hiện đã và đang được các cấp, ngành chuyên môn và nông dân tích cực triển khai. Trong đó, đáng chú ý là việc thực hiện công tác phòng sâu hại được áp dụng triệt để thông qua các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), biện pháp “3 giảm, 3 tăng” (ICM), né tránh rầy đầu vụ... đã tạo ra một giải pháp sản xuất hợp lý, giúp bà con nông dân chủ động trong chăm sóc, phòng trừ dịch hại trên cây trồng.
Một việc làm ý nghĩa hơn, đó là sự đồng lòng trong cộng đồng dân cư, người dân liên kết với nhau tuân thủ quy trình làm đất, gieo sạ và phòng chống dịch bệnh theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp đề ra cũng đã giúp cho mùa vụ tránh được nhiều mối đe dọa do thiên tai, dịch bệnh gây ra.
Có thể bạn quan tâm
Hiệp hội Mía đường Việt Nam vừa có văn bản gửi các Bộ: Công Thương, Tài chính và NN&PTNT đề nghị bổ sung các quy định để có điều kiện quản lý Thông tư 08 về nhập khẩu đường của Bộ Công Thương.
6 tháng đầu năm 2015, tình hình tôm nuôi nước lợ từ Bắc tới Nam khá ảm đạm, người nuôi khắp nơi treo ao. Xuất khẩu tôm cũng gặp khó khăn không kém. Tìm giải pháp giúp dân, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, tăng giá trị… được nhiều đại biểu đặt ra tại Hội nghị phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm nước lợ do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Bạc Liêu chiều 13-7.
Cá Song Chuột hay còn gọi là cá mú chuột, là một loài cá biển có chất lượng thịt ngon, khi nuôi hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, thích ứng tốt với các điều kiện môi trường và có giá bán cao trên thị trường. Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I là cơ sở duy nhất tại Việt Nam có thể sản xuất và cung ứng con giống cá Song Chuột.
Những ngày này, đi dọc các vùng nuôi tôm công nghiệp nằm ở ven biển thuộc các xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm (Giao Thủy - Nam Định); Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu); Nghĩa Phúc, Nam Điền (Nghĩa Hưng)… chúng tôi bắt gặp các hộ nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đổ ra các ao đầm miệt mài kéo tôm để kịp xuất bán cho thương lái.
Những tháng đầu năm 2015 vụ nuôi tôm nước lợ diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn đến sớm hơn so với năm 2014, độ mặn ở nhiều nơi trên 32‰, mưa trái mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm (nhiều thông số môi trường tại các điểm quan trắc đầu nguồn nước cấp đều vượt ngưỡng cho phép đặc biệt như nitrit, COD, Amonia, vibrio…) làm cho dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng… phát triển, gây chết tôm nuôi, giảm sản lượng tôm thu hoạch và gây thiệt hại cho người nuôi.