Tăng Cường Quản Lý Xuất Khẩu Gạo Sang Trung Quốc, Campuchia
Thay mặt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo cụ thể về công tác điều hành xuất khẩu gạo, chú trọng 2 hướng xuất lên phía Bắc sang Trung Quốc và xuống phía Nam sang Campuchia. Tăng cường quản lý xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, Campuchia
Cụ thể, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan nắm chắc tình hình xuất khẩu, nhập khẩu thóc gạo qua biên giới (nhất là biên giới phía Bắc với Trung Quốc và biên giới phía Nam với Campuchia).
Hiện nay, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc nhập khẩu 913.957 tấn gạo từ Việt Nam với tổng trị giá 392,46 triệu USD, tăng 2,39% về lượng và 4,94% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm chiếm 41,75% thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam, tăng 3,25% so với cùng kỳ năm 2013.
Bộ Công Thương cũng được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) rà soát các quy định (kể cả các tiêu chí cụ thể chỉ định thương nhân thực hiện hợp đồng tập trung), các thỏa thuận đã ký để chủ động điều chỉnh cơ chế cho phù hợp nhằm tổ chức lại các thị trường tập trung, bảo đảm khai thác tốt thị trường và nâng cao hiệu quả xuất khẩu; trường hợp vượt thẩm quyền, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), UBND các tỉnh biên giới liên quan chịu trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng chức năng quản lý chặt chẽ, không để thóc, gạo xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới nhưng không được khai báo, thống kê đầy đủ theo quy định; định kỳ hàng tháng gửi báo cáo đến Bộ Công Thương để tổng hợp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa theo dõi sát tình hình sản xuất, sản lượng, thu hoạch trên địa bàn; định kỳ hàng tháng gửi báo cáo về các Bộ.
Về đầu mối thị trường tập trung, trước mắt, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý bổ sung Tổng công ty Lương thực miền Bắc cùng Tổng công ty Lương thực miền Nam làm đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung tại các thị trường Philippines, Indonesia và Malaysia như đề nghị của các Bộ và VFA.
Có thể bạn quan tâm
Với giá bán hiện nay từ 75.000 - 85.000 đồng/kg bò hơi, người nuôi thu được hàng chục triệu đồng khi bán một con bò. Phương thức chăn nuôi bò tại nông hộ cũng đang chuyển dần từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán thâm canh và thâm canh, chăn nuôi quy mô trang trại.
Từ đầu tháng 11/2014 đến nay, dịch lở mồm long móng (LMLM) đã liên tục xuất hiện tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái. Tổng số gia súc mắc bệnh là hơn 480 con. Nguyên nhân chủ yếu là do vận chuyển con giống gia súc từ nơi khác đến làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh LMLM cho gia súc tại địa phương, nhiều gia súc mắc bệnh phải tiêu hủy.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, số bò giống bị mắc bệnh lở mồm long móng không ngừng tăng lên. Đáng lo ngại là những năm trước đây, dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc ở Đắk Nông là tuýp O, còn hiện nay qua kiểm nghiệm một số mẫu bệnh phẩm phát hiện bệnh lở mồm long móng là tuýp A, nguy hiểm hơn. Vì vậy, tỉnh Đắk Nông đã đề nghị Cục Thú ý tăng cường cán bộ thú y Vùng 5 và Vùng 6 giúp tỉnh trong công tác dập dịch.
Trong 3 tháng kiểm tra 452 cơ sở sản xuất TACN, điểm kinh doanh, cơ sở chăn nuôi, điểm giết mổ và cửa hàng bán thịt, tỷ lệ vi phạm chất lượng TACN là 11,6%, chất cấm 5,2%; với nước tiểu heo 3,8% vi phạm chất cấm; với thịt, gan, thận tỷ lệ vi phạm kháng sinh 17,7%...
Tận dụng lợi thế diện tích mặt bằng rộng, không khí thoáng mát và trong lành của địa phương, những năm gần đây, gia đình anh Cù Văn Hải ở xóm Chi 8, thôn Tân Yên, xã Hồng Thái Đông (Đông Triều - Quảng Ninh) đã chuyển đổi sang nuôi gà theo quy trình công nghệ tiên tiến và đã từng bước mang lại hiệu quả.