Tuyên Truyền Không Gây Hại Cho Cá Heo Khi Đánh Bắt Cá Ngừ

Vừa qua, tại Cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang), Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức hoạt động truyền thông “Không gây hại cho cá heo - Dolphin safe” khi đánh bắt cá ngừ. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình truyền thông “Không gây hại cá heo” được thực hiện tại 7 tỉnh tập trung nghề khai thác cá ngừ Việt Nam trên cả nước.
Thời gian gần đây, Tổ chức Biển đảo và Trái đất (Earth Island - EII) đã đưa ra cảnh báo liên quan đến việc Việt Nam khai thác cá ngừ vằn bằng lưới cản và lưới rê, vi phạm các quy định của chương trình bảo vệ cá heo trong thương mại toàn cầu. EII đang theo dõi các công ty liên quan đến các sản phẩm cá ngừ nhằm đảm bảo cá ngừ được đánh bắt bằng các phương pháp không gây hại đến cá heo và bảo vệ môi trường biển.
Từ cuối năm 2013 đến nay, VASEP đã tổ chức những chương trình hành động, trong đó có chương trình truyền thông “không gây hại cá heo” để kịp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sau khi EII đưa ra cảnh báo này.
Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội VASEP cho biết: Cá heo được ngư dân Việt Nam xem trọng và tuyệt đối không gây hại. Nhưng ở Việt Nam hiện có những nghề khai thác cá ngừ có thể gây hại cho cá heo như nghề lưới rê, lưới cản. Chương trình truyền thông này nhằm nâng cao ý thức cho ngư dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về ý thức không gây hại cho cá heo khi đánh bắt cá ngừ.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nghề nuôi cá mú ở đầm Cù Mông (TX Sông Cầu) phát triển mạnh đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có hộ thu nhập khá. Tuy nhiên, do người nuôi không tuân thủ lịch thời vụ, thả nuôi với mật độ quá dày, không thường xuyên vệ sinh lồng, bè nuôi… đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi ngày càng trầm trọng và xảy ra dịch bệnh.

Nhằm giúp nông ngư dân nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật trong nghề ươm, nuôi cua biển trong ao vùng triều, năm 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã thực hiện mô hình ương cua bột lên cua giống, tại thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, với qui mô 200 mét vuông.

Vụ đông xuân và hè thu năm 2013, toàn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) xuống giống được 3.687ha hoa màu, trong đó nhiều nhất là khoai lang với diện tích 2.180ha, chiếm gần 60% diện tích hoa màu toàn huyện, cao hơn cùng kỳ năm 2012 là 136ha.

Năm 2012, diện tích nuôi tôm càng xanh toàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 1.285 ha, đạt 58 % kế hoạch, sản lượng hơn 1.600 tấn, năng suất trung bình 1,3 tấn/ha. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Tam Nông, Lấp Vò, Cao Lãnh và TX. Hồng Ngự. Hiện toàn tỉnh có 25 cơ sở sản xuất giống và 10 cơ sở ngoài tỉnh có đủ năng lực và điều kiện sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu khoảng 353 triệu tôm giống phục vụ người nuôi, chưa xảy ra hiện tượng thiếu hụt con giống.

Ở xã Phú Thành (Phú Tân - An Giang) nhiều hộ khá lên nhờ nuôi dê. Mô hình này đang được nhân rộng, góp phần giảm nghèo tại địa phương.