Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bệnh Đốm Trắng Thanh Long & Giải Pháp Quản Lý Tạm Thời

Bệnh Đốm Trắng Thanh Long & Giải Pháp Quản Lý Tạm Thời
Ngày đăng: 09/08/2013

Bệnh đốm trắng thanh long hay còn gọi là bệnh đốm nâu, tắc kè, bệnh ma là những tên gọi khác nhau mà bà con nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An đặt tên cho một loại dịch hại mới phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng lan rộng (NNVN đã phản ánh).

Theo ghi nhận của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam thì trên thực tế bệnh này đã xuất hiện rải rác đầu tiên vào năm 2008 tại Bình Thuận và Tiền Giang và đến năm 2011 trở lại đây thì bệnh tấn công mạnh và lây lan nhanh hơn.

Mức độ bệnh ở các vườn, địa phương khác nhau, dao động từ 20 - 50%, có những vườn mất trắng năng suất do quả bị nhiễm bệnh không thể thu hoạch được, thiệt hại rất lớn cho nhà vườn trồng thanh long.

Neoscytalidium dimidiatum là loài nấm có phạm vi phân bố và có nhiều ký chủ: xoài, cây có múi, thanh long và nhiều cây trồng khác. Trong năm 2011, Bộ môn BVTV, Viện CĂQ miền Nam đã giám định một số mẫu bệnh đốm trắng trên cành thanh long do Chi cục BVTV Bình Thuận gửi đến.

Qua kết quả phân lập và giám định tác nhân đã xác định tác nhân gây bệnh đốm trắng trên thanh long là do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra. Kết quả cũng tương tự đối với những mẫu bệnh trên cành và trái thanh long ở Long An và Tiền Giang.

Trước đây Neoscytalidium dimidiatum có nhiều tên gọi khác nhau như: Fusicoccum dimidiatum, Scytalidium dimidiatum, Scytalidium lignicola, Hendersonula toruloidea...

Qua 2 năm theo dõi, chúng tôi ghi nhận được bệnh chủ yếu xuất hiện và tấn công mạnh vào mùa mưa, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 20 - 30 độ C, ẩm độ càng cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tấn công và lây lan. Bệnh gây hại trên bẹ non, nụ bông, trái non và giai đoạn chuẩn bị thu hoạch.

Lúc đầu triệu chứng trên bẹ/trái là những đốm tròn nhỏ màu trắng, vết bệnh trũng thấp so với bề mặt bẹ, về sau vết bệnh có màu vàng cam và phát triển nhô lên những vết ghẻ có màu nâu và đôi khi gây thối nhũn nếu bị bệnh tấn công nặng.

Trong thời gian qua, mặc dù có rất nhiều khuyến cáo của ngành BVTV, địa phương… trong việc quản lý bệnh đốm trắng thanh long tuy nhiên hiệu quả áp dụng chưa mang lại kết quả như mong muốn và nguy cơ tồn dư dư lượng thuốc BVTV trên trái do nông dân phun xịt rất nhiều loại thuốc và tần suất phun cao.

Trong khi chờ đợi sự hỗ trợ kinh phí của Trung ương và các địa phương trong việc nghiên cứu sâu hơn và xây dựng quy trình quản lý hiệu quả và bền vững đối tượng này, Viện CĂQ miền Nam đã chủ động tiến hành nghiên cứu và đạt được một số kết quả bước đầu rất có triển vọng có thể áp dụng vào SX.

Sau đây là đề xuất các biện pháp quản lý tạm thời bệnh đốm trắng thanh long:

- Tỉa bỏ và tiêu huỷ bằng cách chôn sâu hoặc đốt cành, nụ bông, trái bị nhiễm bệnh. Tuyệt đối không được vứt bỏ trên mặt líp hay quăng xuống mương nước sẽ làm mầm bệnh dễ lây lan.

Ngoài ra, nên tỉa loại bỏ bớt những cành vô hiệu, cành ốm yếu, cành nằm sâu bên trong tán để tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây và phun sát trùng vết thương bằng nhóm thuốc gốc đồng.

- Nên bón vôi cho toàn bộ vườn theo định kỳ 1 - 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa.

- Bón phân cân đối, đầy đủ theo quy trình kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn khuyến cáo. Chú ý không nên bón quá nhiều phân đạm để thúc cây ra đọt non và bón bổ sung nhiều phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma cho cây.

- Dọn sạch cỏ và tạo điều kiện thoát nước tốt, nhanh chóng cho vườn thanh long trong điều kiện mưa bão. Đối với những vườn được trồng bằng trụ sống (me tây) phải khống chế tối đa sự che phủ phía trên đầu (đỉnh) trụ để tạo điều kiện thuận lợi cho cành thanh long có thể nhận được ánh sáng được đầy đủ hơn.

- Tăng cường chăm sóc vườn cây đầy đủ hơn trong điều kiện mùa mưa.

- Khi cây ra đọt non có thể phun ngừa luân phiên các loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất Propiconazole, Trifloxystrobin, Iprodione, Mancozeb 7-10 ngày/lần (tuỳ vào điều kiện mưa bão).

- Ngoài ra, nên rút râu bông thanh long sớm ở thời điểm 2 - 3 ngày sau trổ và tương tự phun ngừa các loại thuốc nêu trên cho giai đoạn trái non và trái chuẩn bị thu hoạch. Lưu ý khi phun xịt thuốc ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch trái phải tuyệt đối tuân thủ và đảm bảo thời gian cách ly thuốc an toàn.


Có thể bạn quan tâm

Đã trị được sâu đục củ khoai lang Đã trị được sâu đục củ khoai lang

Thời gian qua, đã có rất nhiều ruộng khoai bị sâu đục củ tấn công, giảm năng suất và sản lượng.

16/09/2015
Nông dân lại tự phát trồng gừng Nông dân lại tự phát trồng gừng

Vài năm trở lại đây, do thấy lợi nhuận khá hấp dẫn nên không ít hộ dân ở nhiều nơi trong tỉnh Hậu Giang đã tự phát trồng gừng.

16/09/2015
Ảnh hưởng bão, rau mất trắng Ảnh hưởng bão, rau mất trắng

Cơn mưa lớn từ tối 13-9 làm nhiều vườn rau trên địa bàn Đà Nẵng hư hại nặng. Để vớt vát lại chút vốn liếng, công sức, người dân đã cố gắng thu hoạch, dù giá rất rẻ.

16/09/2015
Nông dân phấn khởi vì sầu riêng được mùa, được giá Nông dân phấn khởi vì sầu riêng được mùa, được giá

Năm nay, điều kiện thời tiết khá thuận lợi nên năng suất sầu riêng đạt khá, giá thu mua trên thị trường lại tăng cao nên nhiều hộ nông dân trồng loại cây này đang rất phấn khởi.

16/09/2015
Bưởi da xanh trên đất Khánh Vĩnh Bưởi da xanh trên đất Khánh Vĩnh

Tuy mới đưa vào trồng những năm gần đây, nhưng bưởi da xanh ở Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã phát huy hiệu quả kinh tế. Và với những thành quả này, Khánh Vĩnh đang hy vọng trở thành một vùng cây đặc sản bưởi da xanh nổi tiếng.

16/09/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.